Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo

Bản gốc bài thơ “Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo” của nhà thơ Phùng Quán, in trên báo Tiền Phong năm 1955, được trao tặng về Bảo tàng Côn Đảo.

Bóng đêm chùm Côn Đảo,
Sóng bể réo ầm ầm.
Gió hun hút đồi thông,
Trại giam nằm như ch.ế.t.
Trập trùng lưới dây thép,
Trăng in bóng tháp canh,
Côn Đảo bỗng rùng mình.
Ai cất lên tiếng hát?
Tiếng hát ngân cao vút.
Bay bổng giữa trời đêm
Tiếng hát của chúng mình:
“…Cờ pha m.á.u chiến thắng…”
Tr.ạ.i giam đang yên lặng.
Tù nhân ngồi cả lên.
Nín thở ho thật êm.
Nghe tiếng hát dội thấm qua vách đá.
Bóng một lá cờ đỏ
Chói lọi như mặt trời.
Theo tiếng hát chơi vơi.
Mọc lên giữa địa ngục.
Tiếng người nào đang hát?
– Một đồng chí của ta.
Giặc đem đến hôm qua.
Giam ở ngục đá xám,
Đợi ngày mai đem bắn.

Đảo càng khuya càng vắng,
Tiếng hát càng ngân cao.
Anh em khóc nghẹn ngào:
– Hát một đêm cuối cùng để mai ch.ế.t.
Đồng chí ơi còn bài gì hát tiếp,
Hai ngàn chúng tôi thức suốt cả đêm nay!
Hàng ngàn bộ xương gầy,
Rít lên trong bóng tối.
Những người bị xiềng trói
Cựa mình xích kêu vang.
Muốn vùng dậy bẻ tan
Chạy đến người đang hát
Tên lính Phi đứng gác
Trước cửa ngục t.ử h.ì.nh
Nghe tiếng hát lặng thinh,
Chống cằm lên mũi s.ú.ng.
Người tù sắp xử b.ắ.n,
Vẫn hát mắt mở to.
Trong bóng tối sáng loà
Hai vì sao Bắc đẩu.
Người đang hát: chị Sáu,
Một cô gái miền Nam.
Năm nay mười bảy tuổi tròn
Hiền như bông lúa chín thơm giữa đồng.
Đêm hôm nay xích sắt cùm hai chân.
Ngồi trên đá như ngồi trên đống tuyết
Ngồi suốt đêm nay đợi ngày mai giặc giết,
Tóc chưa chấm vai, đời đẹp tựa trăng lên.
Nhưng mắt Sáu vẫn long lanh,
Vẫn thấy như mình sống giữa tự do.
Trên đường vào đảo hôm qua
Nghiêng mình Sáu hái bông hoa ven rừng
Cài lên mái tóc rối tung,
Cất cao tiếng hát giữa vòng lưỡi lê.
Bọn lính giặc như mê.
Trợn mắt nhìn cô gái,
Sắp chết mặt vẫn tươi roi rói,
Môi không tắt nụ cười:
– Trên cành chim hót chim ơi,
Ta làm cách mạng ta vui đến cùng,
Ngày mai chim đến mà ăn
Nhà tù Côn Đảo thành đồng lúa thơm.
Chim tìm bông lúa ngát hương,
Đặt lên nấm mộ đất vàng cho ta.
Nghe tiếng hát thiết tha
Của người tù sắp chết,
Tên chúa đảo quen ăn gan uống h.uy.ết,
Chiều hôm qua phải sởn ốc rùng mình.
Đêm hôm nay giữa lao tối vắng tanh,
Sáu hát mãi, căm thù chan chứa.
Hát bao nhiêu bài không nhớ nữa
Tiếng hát gợi lên những chuỗi ngày:
Sáu còn bé bỏng thơ ngây,
Một sớm nắng đẹp cờ bay đỏ làng.
Từ đó Sáu được đến trường,
Đêm thu trăng đẹp hát vang sân đình.
Rồi Tây đánh chiếm làng mình
Giếng trong đỏ máu, ruộng xanh cháy vàng,
Một đêm Sáu nằn nì xin me:
– Cho con làm liên lạc Công an.
Năm ấy mười bốn tuổi,
Mật thám chăng đầy lưới
Giữa thành phố Sài Gòn
Treo cờ đỏ sao vàng,
G.i.ế.t Tây bằng lựu đạn
Ban ngày trong khách sạn
Tan xác bốn quan ba.
Lần cuối cùng sa cơ,
Sáu lọt vào tay giặc,
Đời trắng trong xanh ngắt,
Mới mười sáu tuổi đầu.
Chịu bao nhiêu thương đau.
Lê dương thay nhau h.i.ế.p,
Kìm gắp từng miếng thịt.
C.ắ.t v.ú., đốt c.ử.a m.ình.
Nghiến răng chịu nh.ụ.c hình,
Sáu nhổ vào mặt chúng:
– Chúng tao làm cách mạng,
Không sợ chết sợ đau.
Thù chúng mày gi.ế.t tao,
Đồng chí tao sẽ trả.
Ra toàn án áo đỏ
Chúng kết án t.ử hình,
Mắt Sáu vẫn long lanh
Thản nhiên nghe tuyên án
Có gan ném lựu đạn
G.i.ết Tây giữa Sài Gòn,
Có gan đứng hiên ngang
Trước những giờ phút cuối.
Nhưng Sáu chưa đủ tuổi.
Chúng không thể giết càn.
Cắn răng nuốt bồ hòn,
Giam thêm hai năm nữa.
Sáu nghĩ: còn hơi thở,
Còn phục vụ nhân dân,
Mình còn sống hai năm,
Không thể xa cách mạng.

Giặc đẩy Sáu vào khám
Những tù nhân t.ử hình
Sống ở đây đinh ninh
Đếm từng ngày đợi ch.ết.

Yêu Tổ quốc tha thiết,
Yêu Bác, yêu nhân dân.
Sáu không thể ngồi không,
Đợi ngày đưa đi bắn,
Ở đâu cũng có Đảng,
Ngay giữa tim kẻ thù,
Chi bộ của nhà tù,
Sáu được làm liên lạc.
Ngày nấu cơm đun nước,
Đem đến cho anh em,
Những người bị xiềng gông.
Cho đến giờ phút cuối.
Những đồng chí hấp hối,
Quằn quại kiết, ho lao,
Ngày hai buổi Sáu vào,
Nắm tay từng đồng chí,
Chuyền hơi ấm Đoàn thể,
Cho trái tim sắp ngừng,
Chuyền sức mạnh tinh thần
Cho những người, giặc sắp đưa đi b.ắn.
Một buổi trưa chúng vào khám
Bắt gặp Sáu đưa tin,
Chúng lồng lộn như điên,
Thét lên: Con khốn nạn,
Mày dám làm cách mạng
Đến ch.ết vẫn không thôi!
Sáu bình thản mỉm cười:
– Lời chúng bay rất đúng!
Sáu chưa đến mười tám,
Chúng không dám để lâu,
Lén lút bỏ xuống tầu,
Đưa Sáu ra Côn Đảo
Hôm qua chúng nó bảo:
– Ngày mai sẽ g.i.ết mày.
Sáu kiêu hãnh khoanh tay:
– Ngày mai tao sẽ ch.ết
Ngày ấy đã đến rồi!
Đêm nay qua gần hết.
Xa xa vọng vào tai
Tiếng chim rừng chiêm chiếp
Ánh sáng hiện lờ mờ,
Lọt vào ngục đá xám.
Ánh sáng báo đến giờ
Quân thù đưa đi bắn.

Sáu lấy đôi hoa tai
Của phụ nữ Nam Bộ
Tặng Sáu hôm xác Tây gục đổ
Giữa thành phố Sài Gòn,
Đeo vào vành tai nhỏ thon thon.
Tình đoàn thể dạt dào thấm thía.
Sáu vẫn hồn nhiên như đứa trẻ,
Nghiêng nghiêng đầu vuốt mái tóc rối tung.
Sáu nhớ lời mẹ bảo:
– Bao giờ tóc con chấm ngang lưng,
Mẹ mua cho chiếc khăn màu hoa thiên lý.
– Thôi mẹ đừng mua nữa!
Tóc con sẽ không bao giờ dài.
Còn mười lăm phút nữa thôi,
Tim con sẽ ngừng đập!
Tóc con, giặc nó sẽ chôn xuống đất.
Nó muốn chôn hết những gì mẹ quý mẹ thương.
Nhưng mẹ ơi đừng buồn!
Mẹ mất một mái tóc con,
Cho muôn mái tóc xanh hơn thế này.
Tóc con mục nát ở đây,
Tóc em con đẹp gió bay đến trường.

Ngoài đường xe rú vang,
Rít phanh cửa lao mở,
Sáu bước ra giữa hai hàng thú dữ.
Lên xe bình thản ngồi.
Nghe tiếng rú xe hơi
Ngàn người, hàng ngàn người
Đứng lên, đứng lên hết,
Đứng lên trong tiếng hát:
Bao chiến sĩ anh hùng…
Tiếng hát muốn lật tung
Tường đá xây song sắt.
Tiếng hát hoà nước mắt,
Đầm đìa như m.á.u tươi.
Căm thù sùng sục sôi,
Tay chân cuồn cuộn m.áu
Chúng nó giế.t chị Sáu,
Người chị của chúng ta!
Trên địa ngục tha ma
Thêm nấm mồ đồng chí.
Chúng ta thương xót chị.
Căm thù quân dã man,
Cương quyết không đi làm.
Ngày hôm nay tuyệt thực!
– Đả đảo bọn đế quốc!
– Đả đảo quân giết người!
Trái đất còn mặt trời,
Lửa thù này chưa tắt.
Hai ngàn người cúi đầu răng nghiến chặt,
Tiễn biệt người đồng chí anh hùng.

Xa xa dưới đồi thông,
Nắng lấp lánh đầu lưỡi lê rờn rợn.
Sáu xuống xe đi giữa hai hàng súng,
Tiến thẳng ra đứng giữa hiên ngang,
Mắt sáng át lưỡi lê và thép súng.
Tên chúa đảo bắt đồng bào từ sớm,
Đến tập trung vây kín cả hai bên:
– Xem quan lớn hành hình Việt Minh,
Để chúng mày làm gương răn đe kẻ khác.
Đồng bào bưng mặt khóc,
Như xé ruột cắt lòng.
Trên trời dưới biển mênh mông
Xa Bác, xa Đảng, nhân dân đồng bào.
Thương chị nhưng biết làm sao,
Hai tay không súng không dao nhìn trời!
Sắp đến giờ bắn rồi,
Chúng nó hỏi:
– Muốn gì trước khi chết?
Sáu nhìn đồng bào mến yêu tha thiết.
– Muốn nói với đồng bào
Cắn răng nuốt nghẹn ngào,
Nói từng lời rắn rỏi:
– Chúng nó giết tôi năm nay mười bảy tuổi,
Nghĩ đến Tổ quốc tôi không sợ kẻ thù.
Nhất định có ngày bộ đội của Bác Hồ,
Sẽ đến cứu chúng ta khỏi lao tù ngục tối
Cha đạo đến đọc kinh rửa tội
Cho ngày mai con được lên Thiên đàng.
Sáu gạt đi bảo rằng
– Tôi không làm gì có tội
Và chỉ bọn giặc xung quanh như hổ đói,
Chính lũ kia mới có tội tày trời,
Ăn xư.ơng, hút t.u.ỷ, uố.ng m.áu người,
M.áu chúng tôi ngập cầu Ma Thiên Lãnh
X.á.c chúng tôi chất đầy lao đá lạnh,
Xư.ơ.ng nối nhau phơi trắng rợn đồi thông.
Chính chúng nó, tội ác mới vô cùng,
Chúng nó ch.ết đời đời ở địa nguc!
Lũ giặc thét: Bịt mắt!
Bắn ch.ết nó đi thôi!
Đồng bào có người ngất,
Rú lên: Trời đất ơi!
Sáu dõng dạc: Tao không cần bịt mắt!
Tên chúa đảo xồ đến giật mái tóc,
Phủ trùm lên đôi mắt lóng lánh đen.
Sáu hất đầu tóc loã xoã bay lên,
Và giận dữ quát vào mặt chúng nó:
– Bắn tao đi! Tao không bao giờ sợ.
Tao mở mắt to để nhìn luồng đ.ạn chúng mày
B.ắn tao đi! Mắt tao, ng.ự.c tao đây!
Bọn giặc rùng mình run tay súng.
Bốn phát chị vẫn sống.
Hai mắt vẫn mở to
Áo đỏ như mầu cờ,
M.áu tuôn thành từng suối

Hai mắt vẫn sáng chói,
Nhìn cháy thịt kẻ thù.
Tiếng hô Đảng! Bác Hồ!
Gió bể mang về đất liền Tổ quốc.

Tám phát chị mới gục,
Đầu nghiêng như ngủ say.
Mái tóc gió bay bay,
Xanh rờn mười bảy tuổi…

Bài thơ đoạt giải nhất cuộc thi văn nghệ hưởng ứng Đại hội liên hoan do ban trù bị của Đại hội liên hoan thế giới của Việt Nam tổ chức.

Bài thơ được đăng trên báo Tiền phong số 63 ngày 19-8-1955.

Bản gốc bài thơ được in màu trên báo Tiền Phong, 1955 -Nguồn ảnh: nhà thơ Lê Minh Quốc

Hiện vật này do nhà thơ Lê Minh Quốc và bà Đinh Thanh Thủy – Giám đốc nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM thành tâm trao tặng. Nhà thơ Lê Minh Quốc cho biết, bản gốc bài thơ được anh sưu tập cách đây đã mấy mươi năm. “Tôi giữ gìn trân trọng vì tác phẩm rất có giá trị. Theo tôi biết thì đây là bài thơ trước nhất và dài nhất viết về Liệt sĩ – Anh hùng LLVT Võ Thị Sáu. Tư liệu quý như vậy nhưng nếu chỉ lưu lại trong bộ sưu tập cá nhân, sẽ có rất ít người được biết đến. Tôi đã trao đổi với chị Đinh Thanh Thủy và nhờ gợi ý của chị, hiện vật đã được trao tặng về địa điểm phù hợp, ý nghĩa nhất” – nhà thơ Lê Minh Quốc bày tỏ.

Bản thơ được in màu trên một trang báo Tiền Phong, hiện được đóng khung trang trọng và trưng bày tại Bảo tàng Côn Đảo. Nhà thơ Lê Minh Quốc nói, Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo là một tác phẩm giá trị của nhà thơ Phùng Quán nhưng lâu nay lại ít được nhắc nhớ trong di sản văn chương của ông.

“Có một chi tiết trong bài thơ mà tôi rất xúc động, đó là nhà thơ miêu tả cảnh chị Sáu khi bước ra pháp trường đã hái một bông hoa cài lên mái tóc. Một hình ảnh của thi ca nhưng cũng là một biểu tượng rất đẹp về nữ anh hùng Đất Đỏ” – nhà thơ Lê Minh Quốc chia sẻ.

“Trên đường vào đảo hôm qua/Nghiêng mình Sáu hái bông hoa ven rừng/Cài lên mái tóc rối tung/Cất cao tiếng hát giữa vòng lưỡi lê/Bọn lính giặc như mê/Trợn mắt nhìn cô gái/Sắp chết mặt vẫn tươi rói/Môi không tắt nụ cười: – Trên cành chim hót chim ơi…” – trích Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo.

Và đoạn nhà thơ miêu tả chị Sáu: “Một cô gái miền Nam/Năm nay mười bảy tuổi tròn/Hiền như bông lúa chín thơm giữa đồng…”.

Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo dài gần 300 câu, viết về chị Sáu từ thuở 14 tuổi đi làm cách mạng đến khi sa vào tay giặc, những lần bị bắt, bị nhục hình… Những vần thơ đau xót, những vần thơ bi hùng. Và khép lại bằng những dòng:

…”Tám phát chị mới gục

Đầu nghiêng như ngủ say

Mái tóc gió bay bay

Xanh rờn mười bảy tuổi…”

sưu tầm

Bình luận Facebook