google.com, pub-4316186021854010, DIRECT, f08c47fec0942fa0

"Sự sống thật" bài thơ có ý tưởng triết học sâu sắc của Văn Cao - KẾT NỐI CẢM XÚC
KẾT NỐI CẢM XÚC

“Sự sống thật” bài thơ có ý tưởng triết học sâu sắc của Văn Cao

“Nhạc sĩ” thường được đặt đầu tiên trong số những danh xưng của Văn Cao, thậm chí đôi khi là duy nhất. Nhưng những người đọc sâu thơ Văn Cao và người hôm nay cần hiểu rằng trong cốt tủy của Văn Cao, trước tiên là một nhà thơ. Trong bài thơ nhan đề “Sự sống thật” viết năm 1970, ông đã viết:

Tôi không được làm trái đầu mùa
Những trái cây
cao giá
Tôi,
Một trái cây muộn
còn sót lại cành
Vị cuối cùng
Mùa cuối cùng
Rớt xuống…

Mới thật hiểu
Sự sống thật của mình

(17/7/1970)

Một bài thơ có lẽ được viết một cách lặng lẽ trong những ngày “lặng lẽ” nhất trong cuộc đời Văn Cao. Thời khắc ấy, thơ vẫn đến với ông, một cách đầy ngậm ngùi. Và không chỉ vậy, thơ theo suốt Văn Cao suốt một hành trình rong ruổi.

Văn Cao (1923 – 1995) là thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ tài hoa. Ông tên thật là Nguyễn Văn Cao, quê Nam Định, sinh ở Hải Phòng, mất ở Hà Nội. Văn Cao xuất thân trong một gia đình nghèo, sớm dang dở việc học, phải mưu sinh bằng nhiều nghề. Ông viết ca khúc “Buồn tàn thu” nổi tiếng năm 16 tuổi và thực sự thăng hoa trong âm nhạc lẫn thơ ca thời gian sống ở Hà Nội những năm 1941 – 1942. Sau đó Văn Cao học dự thính tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và thể hiện tài năng hội họa. Thời gian tham gia Mặt trận Việt Minh hoạt động bí mật ở nội thành, Văn Cao soạn ca khúc “Tiến quân ca”, sau này trở thành Quốc ca của đất nước ta. Từng có giai đoạn ông liên quan đến Nhân văn – Giai phẩm và ngừng bút một thời gian. Trong sáng tạo văn chương, Văn Cao viết truyện ngắn, phóng sự, kịch và đặc biệt suốt đời ông là một nhà thơ với những cách tân đáng ghi nhận. Với nhân cách và cống hiến cho nghệ thuật và thơ ca, Văn Cao được đánh giá là một nghệ sĩ đích thực và cao cả dẫu cuộc đời lắm lênh đênh chìm nổi.

Bình luận Facebook