google.com, pub-4316186021854010, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Nhà văn Thạch Lam tự chọn vợ - KẾT NỐI CẢM XÚC
KẾT NỐI CẢM XÚC

Nhà văn Thạch Lam tự chọn vợ

Khác với hai người anh Nhất Linh và Hoàng Đạo đều kết hôn thông qua mai mối, nhà văn Thạch Lam đã tự tìm kiếm và tự quyết định bạn trăm năm.

Nhà văn Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Trong 7 anh em của Thạch Lam, có hai người nữa cũng nổi tiếng trong văn chương là nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam và nhà văn Hoàng Đạo – Nguyễn Tường Long. Điểm độc đáo nhất trong văn Thạch Lam là nét buồn của cuộc sống ngoại ô. Vì sao như vậy, vì tuổi thơ của Thạch Lam trải qua ở hai phố huyện. Đầu tiên là phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương mà gia đình cư ngụ, kế tiếp là những ngày tạm trú bên bến phà Tân Đệ – Thái Bình là nơi người anh cả dạy học. Những mảnh đời lẫm lũi nhỏ bé không rõ buồn vui cứ tự nhiên bước vào sáng tác của Thạch Lam, mà tiêu biểu nhất là truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.

Sau khi đỗ Tú Tài, Thạch Lam tham gia vào Tự Lực văn đoàn do anh trai mình là Nhất Linh làm chủ soái. Thạch Lam viết cho tờ Phong Hóa, và đến năm 1935 thì được giao làm chủ bút tờ Ngày Nay. Vì vậy, Thạch Lam không chỉ sáng tác mà còn làm một nhà quan sát và bình luận. Có những nhận định của Thạch Lam khá tinh tế, mà đến bây giờ độc giả vẫn thấy thấm thía. Ví dụ, ông bàn về thói tự mãn: “Người mình phần nhiều giàu có rồi thì không hay cố nữa. Ðó là tật chung khiến cho không có một công cuộc nào phát đạt được lâu dài, cả từ trong cách buôn bán, khi đã đông khách rồi là tự nhiên người chủ chểnh mảng đi, chất lượng ban đầu không còn nữa. Người ta không biết giữ những báu vật của mình. Những báu vật ấy là những tinh túy nghiêm cẩn của nghề nghiệp, như thể làm tồi đi, như đánh lừa được người mua thì lấy làm sung sướng”.

Thạch Lam tận tụy với chức phận một người cầm bút. Thế Lữ nói về Thạch Lam: “Cái người tối hôm trước trả lời tôi rằng chưa biết viết gì, sáng hôm sau đã cho tôi cảm động vì một tập truyện viết đều hàng, nét chữ nhỏ và nhanh, câu văn đằm thắm”. Còn Hồ Dzếnh thì cảm mến: “Thạch Lam là người viết rất khó khăn và thận trọng. Có những truyện anh phải viết đi và sửa lại tới bốn lần như truyện “Sợi tóc” hoặc truyện “Một cơn giận”.

Năm 1935, có lẽ là năm đáng nhớ của Thạch Lam. Bởi lẽ, năm ấy ông không chỉ nhận vai trò chủ bút tờ Ngày Nay, mà còn cưới vợ. Khác với các anh mình, chỉ có hôn nhân thông qua mai mối, Thạch Lam tự tìm kiếm và tự quyết định bạn trăm năm.

So với bản lĩnh của Nhất Linh và Hoàng Đạo, thì công chúng dễ nhận ra Thạch Lam khiêm tốn hơn. Vậy mà Thạch Lam dựa vào đâu để làm cuộc đổi mới về… hôn nhân? Nếu suy xét kỹ lưỡng về tính cách, thì cũng phần nào hiểu được chuyện “to gan” chọn vợ của Thạch Lam. Theo bà Nguyễn Thị Thế, chị gái Thạch Lam kể lại: “Hồi nhỏ, tôi nhút nhát bao nhiêu thì Thạch Lam bạo dạn bấy nhiêu. Tuy tôi hơn Thạch Lam một tuổi nhưng việc gì cũng phải nghe theo em cả. Cũng nhờ tính bạo dạn này, Thạch Lam đã giúp đỡ mẹ tôi được nhiều việc, nhưng cũng làm cả nhà hoảng hồn nhiều lần…”.

Ngoài tính cách ấy, thì ngay trong văn Thạch Lam cũng đã hé lộ ý thức phóng khoáng và tự do về hôn nhân. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Nắng trong vườn”, Thạch Lam đã viết chuyện tình mùa hè giữa cô gái 16 tuổi và chàng trai 18 tuổi rất mạnh mẽ và chân thành, khác hẳn kiểu thầm thương trộm nhớ của văn chương lúc bấy giờ.

Bóng hồng được nhà văn Thạch Lam cầu hôn là ai? Đó là một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Sáu, quê ở Ninh Bình. Thạch Lam gặp Nguyễn Thị Sáu khi bà đã dang dở một đời chồng. Không chấp nê, không câu nệ, Thạch Lam quyết định hành động theo trái tim mình. Thạch Lam đã bí mật tổ chức đám cưới với Nguyễn Thị Sáu, rồi mới báo tin cho gia đình.

Năm 1935, có lẽ là năm đáng nhớ của Thạch Lam. Bởi lẽ, năm ấy ông không chỉ nhận vai trò chủ bút tờ Ngày Nay, mà còn cưới vợ. Khác với các anh mình, chỉ có hôn nhân thông qua mai mối, Thạch Lam tự tìm kiếm và tự quyết định bạn trăm năm.

So với bản lĩnh của Nhất Linh và Hoàng Đạo, thì công chúng dễ nhận ra Thạch Lam khiêm tốn hơn. Vậy mà Thạch Lam dựa vào đâu để làm cuộc đổi mới về… hôn nhân? Nếu suy xét kỹ lưỡng về tính cách, thì cũng phần nào hiểu được chuyện “to gan” chọn vợ của Thạch Lam. Theo bà Nguyễn Thị Thế, chị gái Thạch Lam kể lại: “Hồi nhỏ, tôi nhút nhát bao nhiêu thì Thạch Lam bạo dạn bấy nhiêu. Tuy tôi hơn Thạch Lam một tuổi nhưng việc gì cũng phải nghe theo em cả. Cũng nhờ tính bạo dạn này, Thạch Lam đã giúp đỡ mẹ tôi được nhiều việc, nhưng cũng làm cả nhà hoảng hồn nhiều lần…”.

Ngoài tính cách ấy, thì ngay trong văn Thạch Lam cũng đã hé lộ ý thức phóng khoáng và tự do về hôn nhân. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Nắng trong vườn”, Thạch Lam đã viết chuyện tình mùa hè giữa cô gái 16 tuổi và chàng trai 18 tuổi rất mạnh mẽ và chân thành, khác hẳn kiểu thầm thương trộm nhớ của văn chương lúc bấy giờ.

Bóng hồng được nhà văn Thạch Lam cầu hôn là ai? Đó là một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Sáu, quê ở Ninh Bình. Thạch Lam gặp Nguyễn Thị Sáu khi bà đã dang dở một đời chồng. Không chấp nê, không câu nệ, Thạch Lam quyết định hành động theo trái tim mình. Thạch Lam đã bí mật tổ chức đám cưới với Nguyễn Thị Sáu, rồi mới báo tin cho gia đình.

sưu tầm

Bình luận Facebook