Trong nghiệp văn của mình, tôi có được một chút duyên may. Kể từ cuối mùa thu 1960, tôi từ Nghệ An ra Hà Nội nhập học, và liền sau đó đã như là một thành viên thân thiết trong gia đình nhà thơ Huy Cận tại biệt thự ở số nhà 24 Cột Cờ (nay là 24 Điện Biên Phủ), Hà Nội.
Sở dĩ thế, vì ngày ấy tôi được nhà thơ Xuân Diệu nhận làm em kết nghĩa suốt đời, dạy kèm tôi về văn học và thi ca. Mà hai ông lại là đôi bạn tri âm nổi tiếng trong làng văn, không bao giờ chịu sống tách rời nhau từ trước cách mạng 1945, chính xác là từ 1936, cho đến tận ngày Xuân Diệu từ trần năm 1985.
Cha con Huy Cận – Hà Vũ chụp năm 2005Ngôi biệt thự ở 24 Điện Biên Phủ là một ngôi biệt thự rất đẹp, vốn là của một viên trung tá người Pháp trước đây để lại. Nhưng nó nhỏ, chỉ gồm hai tầng, mỗi tầng chỉ có hai phòng chính. Tầng dưới, một phòng về phía cổng ra vào là của Xuân Diệu sống, làm việc, viết lách, nghiên cứu văn chương, ăn ngủ; và mọi sinh hoạt hàng ngày như tiếp khách quốc tế, đãi bạn bè trong nước đều diễn ra tại đó; phòng còn lại liền vách với phòng Xuân Diệu, là của một người khác, làm Vụ trưởng ở Bộ văn hoá.
Tầng trên, thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của gia đình nhà thơ Huy Cận. Diện tích tầng trên ấy là tiêu chuẩn của chức vụ Thứ trưởng Bộ văn hoá Cù Huy Cận, được chính sách nhà nước thời bao cấp đãi ngộ; chứ nếu chỉ là nhà thơ Huy Cận trần xì, thì hẳn rằng Huy Cận cũng chỉ có một căn phòng nho nhỏ nào đó, trong một chung cư bình thường nào đó như mọi nhà thơ danh tiếng cùng thời với ông mà thôi.
Tuy nhiên, cái tiêu chuẩn nhà ở mà Thứ trưởng Cù Huy Cận và đồng thời là nhà thơ Huy Cận ấy được biệt đãi, cũng chẳng lấy đâu ra sự rộng rãi lắm cho cả gia đình, vợ con của ông. Vì rằng, tầng trên cũng chỉ có hai phòng; mà trong đó, căn phòng lớn, sàn gỗ lim, nằm sát liền trên phòng của Xuân Diệu đã phải dành riêng hẳn cho Huy Cận, để ông kê những cái giá sách khổng lồ, gồm hàng ngàn tác phẩm văn học cổ kim, đông tây của thế giới và trong nước, cả tiếng Việt và tiếng Pháp; rồi nào bàn viết, giường ngủ, tủ áo,vv…
Và, do cuộc đời và số phận run rủi, Huy Cận phải trải qua hai đời vợ, mỗi bà đều sinh cho ông hai người con; mỗi bà, đều có một trai và một gái. Người vợ đầu của nhà thơ Huy Cận là bác sĩ Ngô Xuân Như, một người em gái ruột, cùng cha khác mẹ của nhà thơ Xuân Diệu. Nhưng vì tình bạn hết sức đặc biệt giữa hai nhà thơ này đã có trước từ lâu, nên rất ít người để ý tới việc Huy Cận là em rể của Xuân Diệu.
Sự thật, theo như lời tâm tình của nhà thơ Xuân Diệu đã nhiều lần nói với tôi: chính bản thân Xuân Diệu là người làm mối cho em gái của mình cùng Huy Cận, với suy nghĩ rằng, để có thêm điều kiện thuận lợi mà ràng rịt tình bạn đã nguyện ước với nhau giữa hai thi sĩ: Huy – Xuân… Cho nên, đến giữa những năm sáu mươi của thế kỉ trước, khi cuộc hôn nhân giữa Huy Cận và Xuân Như đi đến đổ vỡ, phải đưa nhau ra toà án tối cao để xử li hôn, mặc dù họ đã có với nhau hai người con, thì cả ba người: Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Như đều là những người vô cùng đau khổ!…
Nhưng dù là ai, và dù là thế nào đi chăng nữa, “cây đời” vẫn cứ là “cây đời mãi mãi xanh tươi” – sự sống vẫn cứ là sự sống; nó vẫn phải được chảy liên tục theo đúng với qui luật bất biến xưa nay của nó. Cho nên, sau đó một thời gian không lâu lắm, nhà thơ Huy Cận phải tục huyền với một cô giáo dạy tiếng Nga tại trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội. Đó là cô giáo Trần Lệ Thu, một người con gái Hà Nội chính gốc, được sinh ra trong một gia đình có nề nếp gia phong. Bà chưa từng có một cuộc hôn nhân nào trước khi kết duyên với nhà thơ Huy Cận.
Bà Lệ Thu ít hơn ông Huy Cận chừng mười lăm tuổi, nhưng giữa họ thật tương thanh, tương ứng, tương xứng nhiều mặt. Bà Lệ Thu, ngoài chuyên ngành tiếng Nga còn giỏi cả tiếng Pháp, vì thời niên thiếu bà là nữ sinh Trường Albert Sareau, Hà Nội; bà lại còn biết chơi đàn piano khá hay; từng dịch một số bài thơ tiếng Nga sang tiếng Việt, in trên tuần báo Văn nghệ…
Có lẽ vì tất cả những điều ấy, mà sau này, khi bà sinh cô con gái đầu lòng với Huy Cận, thì cô bé ấy được đặt tên là Cù Lệ Duyên. Bây giờ, Lệ Duyên đã tốt nghiệp Nhạc viện Trai-cốp-xki từ lâu, chuyên ngành lí luận âm nhạc; nhưng cô bé cũng biết chơi đàn piano khá giỏi, do chính bà Lệ Thu dạy cho từ lúc còn bé xíu ở trong nhà. Duyên đã từng được biểu diễn độc tấu đàn piano trên màn ảnh nhỏ của Đài THVN, lúc cô bé còn thiếu nhi.
Còn người con trai đầu lòng của nhà thơ Huy Cận với bà Ngô Xuân Như là anh Cù Huy Hà Vũ, nay đã là một luật gia, tốt nghiệp tại Pháp, với hai tấm bằng tiến sĩ trong tay – một là Tiến sĩ luật, và một nữa là Tiến sĩ văn chương.
Trước đây, sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Pháp tại Trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội, Cù Huy Hà Vũ được về làm việc tại Bộ ngoại giao một thời gian, rồi được sang Pháp du học tại thủ đô Pa-ri, tổng cộng tám năm. Anh rất giỏi và sâu sắc về tiếng Pháp – một phần nhờ cái gien của hai dòng họ Cù và Ngô, nhưng thiết thực hơn, là nhờ Vũ đã được người bác ruột và là người cha đỡ đầu, người cha nuôi thật sự từ nhỏ của anh, là nhà thơ Xuân Diệu, dạy tiếng Pháp cho từ khi Vũ chưa đi học vỡ lòng. Mà, nói đến tiếng Pháp, thì ở Việt Nam chúng ta, tầm cỡ uyên bác về mọi mặt (nghe, đọc, nói, viết, cảm nhận, am hiểu tiếng Pháp) như Xuân Diệu và Huy Cận thì chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi…
Ngoài ra, Cù Huy Hà Vũ còn là một hoạ sĩ tài năng thiên bẩm. Anh là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Hà Vũ có một năng khiếu kí hoạ, tốc hoạ chân dung con người bằng bút chì đen cực kì tài hoa, cực kì tuyệt diệu! Vũ đã kí hoạ được hầu hết các danh nhân văn nghệ sĩ và một số nhân vật lịch sử đương đại. Anh cũng đã có nhiều cuộc triển lãm tranh của riêng mình tại Hà Nội và một số nơi khác.
Tuy nhiên, bố của Vũ, tức là nhà thơ vĩ lớn vĩnh cửu của thi đàn: Huy Cận, mới thật sự là một nhà văn hoá trên mọi phương diện, trong mọi lĩnh vực thuộc phạm trù văn hoá, triết học, văn học, nghệ thuật.
Tài thơ của Huy Cận trong bẩy chục năm qua, có lẽ ai cũng đã biết cả rồi, tôi không cần phải nhắc lại dài dòng ở đây nữa. Nghĩa là, nói đến Huy Cận, thì những người có văn hoá và yêu văn học hơn nửa thế kỉ vừa qua nhớ ngay đến “Lửa Thiêng” – tập thơ đầu tay, nhưng hết sức kiệt xuất và toàn bích của ông, in năm 1940.
Theo tôi đánh giá, đây là một tập thơ hầu như không có một chút tì vết nào – kể từ hình thức nghệ thuật cho đến nội dung mà nó ôm chứa và biểu cảm – cho dù thời gian trôi qua trên tập thơ ấy đã bằng cả một đời người! Cho dù nhiều người đã thuộc lầu lầu từng bài, và đã từng đọc đi đọc lại chúng hàng trăm lần! Có rất nhiều bài thơ trong “Lửa Thiêng” càng đọc càng thấy thấm thía, nhuần nhị, lắng sâu và nhân bản đến tuyệt trần – Đó là những bài thơ hay một cách trọn vẹn từ âm điệu, hình ảnh, ý tứ cho đến từng con chữ bình dị nhất trong vốn từ tiếng Việt thân yêu của chúng ta!
Tôi cho rằng, “Lửa Thiêng” là một tập thơ mang tính chất một “hiện tượng văn học lớn” có một không hai trên thi đàn đất nước ta từ xưa đến nay, mà bấy lâu chúng ta chưa có điều kiện thảnh thơi để đánh giá nó một cách thật khách quan, thật trong sáng.
Vẫn thường mặc những quần áo vải bông tuềnh toàng, mang giầy vẹt gót, không sơn bóng nước xi. Thay vào đó, đọc sách văn hoá, văn học, triết học, chính trị học cao cấp là một thói quen từ lúc nhà thơ còn rất nhỏ cho tới tận lúc tuổi đời đã ngót chín mươi tròn! Huy Cận đọc sách say sưa, mê mải như một đứa trẻ con ham mê sách. Đọc trong ô tô dọc đường đi làm hàng ngày; đọc cả trong lúc vừa bước xuống xe; nhiều bữa, ông còn đứng đọc mê mải sau khi đã “tè” bậy dưới gốc cây hoàng lan bên cạnh cửâ sổ căn phòng Xuân Diệu, bị Xuân Diệu rầy la cho.
Nhưng Huy Cận sinh ra trên cõi sống này, đâu phải chỉ với một tài thơ kiệt xuất. Ông đã từng là một trong những vị Bộ trưởng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đầu tiên sau cách mạng 1945, phụ trách Bộ Canh nông. Trong cao trào của cuộc cách mạng tháng Tám năm ấy, ông đã cùng với ông Trần Huy Liệu và ông Nguyễn Lương Bằng vào Huế để chấp nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại. Sau này, Huy Cận còn là một nhà hoạt động quốc tế xuất sắc trong lĩnh vực văn hoá, chính trị, giành được sự khâm phục sâu sắc của nhiều nhà văn hoá và chính khách ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Chính vì thế , nhà thơ Huy Cận đã từng được bầu vào đồng Chủ tịch Đại hội Nhà văn A-Phi; đồng Chủ tịch Đại hội văn hoá toàn thế giới; Uỷ viên Hội đồng chấp hành UNESCO; Phó Chủ tịch Tổ chức hợp tác văn hoá-kĩ thuật của Cộng đồng nói tiếng Pháp (ACCT); và là thành viên Viện Hàn lâm Thơ thế giới; vv và vv… Nhưng thật lạ lùng là, con người Nhà thơ tài năng kiệt xuất và tài hoa nhiều mặt ấy lại luôn luôn mang một vẻ bề ngoài hết sức mộc mạc, bình dân tới mức dân dã vô cùng! Ông gần như vẫn nói giọng Nghệ Tĩnh nguyên xi, sau nửa thế kỉ sống giữa lòng thành phố thủ đô! Vẫn thường mặc những quần áo vải bông tuềnh toàng, mang giầy vẹt gót, không sơn bóng nước xi. Thay vào đó, đọc sách văn hoá, văn học, triết học, chính trị học cao cấp là một thói quen từ lúc nhà thơ còn rất nhỏ cho tới tận lúc tuổi đời đã ngót chín mươi tròn! Huy Cận đọc sách say sưa, mê mải như một đứa trẻ con ham mê sách. Đọc trong ô tô dọc đường đi làm hàng ngày; đọc cả trong lúc vừa bước xuống xe; nhiều bữa, ông còn đứng đọc mê mải sau khi đã “tè” bậy dưới gốc cây hoàng lan bên cạnh cửâ sổ căn phòng Xuân Diệu, bị Xuân Diệu rầy la cho. Huy Cận thường thích đọc thành tiếng tác phẩm “Những người khốn khổ” của Vích-to Huy-gô bằng tiếng Pháp. Ông đọc với giọng lên bổng xuống trầm rất hay, nghe như là thơ ấy! Nhiều trang văn xuôi của Huy-gô, nhà thơ Huy Cận yêu quí của chúng ta đã thuộc lầu lầu từ những năm còn học tú tài ở Huế. Huy Cận được sinh ra trong một gia đình trung nông, ở quê nhà là làng Ân Phú, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Đó là một miền sơn cước rất nghèo, dưới chân núi Mồng Gà, bên dòng sông La hoang sơ và thơ mộng. Thuở Huy Cận sống thời thơ ấu, cảnh sắc nơi đây đẹp một cách xa vắng, đìu hiu. Điều đó, sẽ là một phần nào sau nầy khiến cho thơ Huy Cận tự nhiên ẩn chứa một nỗi buồn hiu hắt, u hoài, vời vợi – kiểu như bài thơ “Tràng giang” đã biểu cảm: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái, nước song song/ Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng…”. Ông thật sự sinh vào lúc 5 giờ rưỡi chiều 29 tháng Chạp năm Bính Thìn, tức là 22-1-1917. Nhưng vì năm đi học lớp tư, Huy Cận được một người cậu đưa vào Huế nuôi cho ăn học lại lấy khai sinh là năm 1919, nên từ đó mọi giấy tờ nhân thân của ông đều theo với con số ấy. Ngay từ lúc còn nhỏ, Huy Cận đã được một ông thầy tử vi có tiếng ở Nghệ An (tên là Tựa) lập cho một lá số. Xem lá số thật kĩ xong, thầy tử vi liền viết nắn nót và rõ ràng bên lề lá số tử vi của cậu bé Cù Huy Cận bốn chữ Nho: “Văn chương cái thế”, nghĩa là tài năng văn chương của cậu bé sau này sẽ trùm lên cuộc đời! Ai ngờ, quả như rằng, lời tiên tri được ghi lại bằng bút mực hẳn hoi ấy của người thầy tử vi đã hoàn toàn ứng nghiệm! Thế là nhà thơ lớn, nhà văn hoá kiệt xuất Huy Cận của chúng ta đã hưởng thọ tròn chín mươi tuổi, theo âm lịch. Bao nhiêu tinh anh, tinh tuý thật sự của tâm hồn, của trí tuệ và của tài năng hiếm có trong ông – ông đã để lại cho chúng ta, cho cuộc đời lớn rộng – tất cả ở trong thơ của mình!
Theo NN