google.com, pub-4316186021854010, DIRECT, f08c47fec0942fa0

CÂU CHUYỆN VỀ NHÀ THƠ- QUANG DŨNG VỚI ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY - KẾT NỐI CẢM XÚC
KẾT NỐI CẢM XÚC

CÂU CHUYỆN VỀ NHÀ THƠ- QUANG DŨNG VỚI ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY

Nhà thơ Quang Dũng được ví như “bóng mây qua đỉnh Việt”. Giống như câu thơ ông từng viết trong bài Pha Đin:

“Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt
Mà như lau sậy có linh hồn”

 

Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng, bạn đọc thường nhớ đến chủ nhân của thi phẩm “Tây Tiến”- một đỉnh cao trong đời thơ của ông. Nhưng ít ai biết, ông còn có những tuyệt tác khác như là Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Lính râu ria,…. Đặc biệt, thi phẩm “Đôi mắt người Sơn Tây” mang linh hồn của một giai nhân mà nhà thơ từng rất nặng tình.

“Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy núi Ba Vì

Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em như nước giếng thôn làng
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?…”

 

Người “em” trong bài thơ là một cô gái xứ Tây Sơn, người ta gọi nàng là Akimi, có người bảo nàng tên Nhật, nên đặt theo bí danh. Có người lại bảo nàng lai Nhật, nhưng thật ra nàng là một cô gái thuần Việt, rất đẹp và đẹp nhất có lẽ là ở đôi mắt. Do chiến tranh, nên nàng đã tản cư về Chợ Đại, nàng cùng mẹ bán quán cà phê ở nơi đây. Dù chỉ là một cô gái bán cà phê, nhưng vẻ đẹp của nàng đã làm bao nhiêu chàng trai say mê, chìm đắm, trong đó có Quang Dũng. Nhà thơ từng không tiếc lời khen mà ca tụng vẻ đẹp của nàng:

“Vầng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương…”

Nhưng đó chỉ là tình cảm đơn phương của Đại đội trưởng Trung đoàn 52 Tây Tiến. Nhà thơ còn có nhiệm vụ chiến đấu, không thể ở lại Chợ Đại để theo đuổi giai nhân. Còn Akimi thì cô vẫn vui cười với kẻ đến người đi. Để bày tỏ niềm tiếc nuối ấy, mà thi sĩ đã cảm thán:

“Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?”

Chưa hết “sắc mùa chinh chiến” Ekimi đã quay trở về quê hương, để lại Quang Dũng với mối tình đơn phương. Thi sĩ buồn lắm, ông đã bộc lộ nỗi buồn của mình trong một của bài “Đôi bờ”. Chính vì những lẽ ấy, mà ta có thể nói rằng Quang Dũng là một chàng trai hào hoa, lãng mạn và si tình. Nhưng dù hào hoa đến đâu, nhà thơ vẫn là một người hết mực thủy chung trong cuộc sống hôn nhân sau này với người vợ của mình.

sưu tầm

Bình luận Facebook