google.com, pub-4316186021854010, DIRECT, f08c47fec0942fa0

"BÀ CHÚA THƠ NÔM" HỒ XUÂN HƯƠNG CHỊU NHIỀU THỊ PHI VÌ THƠ QUÁ PHÓNG TÚNG - KẾT NỐI CẢM XÚC
KẾT NỐI CẢM XÚC

“BÀ CHÚA THƠ NÔM” HỒ XUÂN HƯƠNG CHỊU NHIỀU THỊ PHI VÌ THƠ QUÁ PHÓNG TÚNG

Thơ Hồ Xuân Hương đậm chất phong tình, đến mức nhiều tranh vẽ về bà và tác phẩm của bà thường là tranh n.u.de, đậm tính phồn thực.

Người yêu văn chương Việt mấy ai mà không thuộc vài vần thơ tinh nghịch, đùa cợt, mỉa mai của Hồ Xuân Hương; Xuân Diệu phong bà là “bà chúa thơ Nôm”. Nhưng con người thật của bà, những thăng trầm trong cuộc đời bà lại rất khó mà xác định.

Dù đã có nhiều nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, song cuộc đời, con người bà bao phủ bởi những giả thiết, giai thoại; đúng như lời thơ Hoàng Trung Thông viết: “Người ta nói nhiều về Hồ Xuân Hương/ Nhưng người đó là ai/ Thật mỉa mai/ Không ai biết rõ/ Như có như không như không có… Mờ mờ tỏ tỏ”.

Cho đến nay, vẫn chưa tìm được bất cứ tư liệu cổ điển nào ghi chép về lai lịch của Hồ Xuân Hương. Chúng ta biết bà sống ở giai đoạn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, một số nguồn tư liệu viết bà sinh năm 1772, mất năm 1822.

Sách Giai nhân di mặc (tác giả Nguyễn Hữu Tiến) viết Hồ Xuân Hương là con của cụ tú tài Hồ Phi Diễn (người Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An) với người vợ thứ; được sinh ra tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận (gần Hồ Tây hiện nay).

Theo học giả Trần Thanh Mại, cha của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh (cũng người Nghệ An) với người vợ lẽ là Hà Thị.

Con nhà trâm anh nên Hồ Xuân Hương được hưởng tuổi thơ êm đềm, nhiều nguồn tư liệu viết bà sống ở một dinh thự lớn tên là Cổ Nguyệt Đường ven hồ Tây. Cha mất, mẹ tái hôn nên nữ sĩ không chịu vòng gia giáo nghiêm khắc, tuy vậy bà vẫn hưởng nền giáo dục tốt và có tư chất thông minh.

Tình duyên và hôn nhân của Hồ Xuân Hương đầy sóng gió với bao giai thoại. Theo sách Giai nhân di mặc, từ khi còn trẻ, bà bị ép gả làm lẽ cho một hào phú có biệt hiệu là Tổng Cóc.

Sách viết: “Tổng Cóc (vốn là cường hào) đã dốt nát lại có tính ăn chơi bạt mạng, sau mỗi lần đánh bạc thua nhẵn túi, gia sản khánh kiệt đã tiếc của mà chết. Xuân Hương bèn làm bài thơ nổi tiếng Khóc Tổng Cóc với lời lẽ trào phúng”.

Tuy vậy, một số học giả khác cho rằng giai thoại trên chỉ là suy đoán từ bài thơ Khóc Tổng Cóc khi bà viết để khóc một mối tình. Dựa trên điều tra điền dã, các học giả này khẳng định Tổng Cóc con nhà gia thế, hay chữ lại giỏi võ, mến tài văn chương của Xuân Hương nên lấy bà làm vợ lẽ.

Tổng Cóc thường xướng họa cùng bà, hết lòng chiều chuộng, cho đắp một gò đất giữa hồ, xây nhà thủy tạ có cầu bắc qua làm nơi nghỉ ngơi, làm thơ cho Hồ Xuân Hương.

Tuy được chồng chiều chuộng, song Hồ Xuân Hương chịu nhiều điều tiếng và mâu thuẫn với vợ cả cùng gia đình Tổng Cóc. Bà đã dứt áo ra đi, sau này trở thành vợ lẽ của quan tri phủ Vĩnh Tường – ông Phạm Viết Ngạn. Làm vợ Phạm Viết Ngạn hơn hai năm thì ông mất, Hồ Xuân Hương đã viết bài thơ Khóc ông Phủ Vĩnh Tường.

Sau khi người chồng thứ hai mất, quãng đời của Hồ Xuân Hương bị gắn thêm nhiều giai thoại phong tình. Người có nhiều thơ xướng họa với bà là Chiêu Hổ, nhiều người cho đó chính là Phạm Đình Hổ.

Bên cạnh đó, các giai thoại cho rằng Hồ Xuân Hương quen biết nhiều văn nhân tài tử, có nhiều bạn tình khác như Nguyễn Hầu, Trần Hầu, Trần Quang Tĩnh, Tốn Phong, Thạch Đình, Cự Đình… và cả Nguyễn Du.

Cuốn Lưu Hương ký có bài Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu với nhiều câu thơ tình cảm: “Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung”. Nguyễn Hầu ở đây chính là Nguyễn Tiên Điền – Nguyễn Du.

Bài thơ được Hồ Xuân Hương viết năm 1813, năm Nguyễn Du đi sứ sang nhà Thanh, qua Thăng Long và gặp lại nữ sĩ. Gần đây, cuốn sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của tác giả Hoàng Khôi cũng dành nhiều dung lượng viết về mối tình giữa Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du.

Có lẽ Hồ Xuân Hương bị gán cho nhiều giai thoại phóng túng, phong lưu cũng bởi thơ bà viết nhiều về t.ì.n.h d.ụ.c táo bạo – điều cấm kị trong thơ ca phong kiến.

Thơ Hồ Xuân Hương được văn bản hóa trong Quốc văn tùng ký. Sau này, hầu hết sáng tác của bà được tập hợp trong cuốn Xuân Hương thi tập (ấn hành tại Hà Nội năm 1930).

Năm 1964, Lưu Hương ký được công bố, gồm 28 bài thơ chữ Hán và 24 bài thơ chữ Nôm, được cho là của Hồ Xuân Hương, nội dung ghi chép khá nhiều bạn trai, bạn thơ, bạn tình của nữ sĩ. Bên cạnh đó, còn có mảng thơ Nôm truyền tụng được coi là của Hồ Xuân Hương.

Thơ Nôm truyền tụng được đánh giá là “tục”, đó không phải là cái tục s.uy đ.ồi, mà là một ý thức đậm mùi tục lụy. Nhiều bài thơ bà viết về những sự vật, sự việc hết sức bình thường quanh cuộc sống nhưng luôn gợi liên tưởng tới t.ì.n.h d.ụ.c.

Ví dụ, vịnh cái quạt, Hồ Xuân Hương viết: “chành ra ba góc, da còn thiếu/ khép lại đôi bên, thịt vẫn thừa”. Hay khi tả quang cảnh một cái đèo (vốn là đèo có thật, địa phận giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa) bà viết: “Cửa son đỏ loét tùm hum nóc/ Hòn đá xanh rì lún phún rêu”, “Hiền nhân quân tử ai là chẳng/ Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo” (Đèo Ba Dội).

Hoặc trong bài thơ Quả mít có viết: “Thân em như quả mít trên cây/ Da nó xù xì, múi nó dầy/ Quân tử có thương thì đóng cọc/ Xin đừng mân mó, nhựa ra tay”.

Ở một số bài thơ Nôm truyền tụng, tính chất xuân tình không còn là ẩn dụ, ví von nữa, mà được nêu một cách trực diện, thẳng thắn. Ví dụ dễ thấy nhất là bài Thiếu nữ ngủ ngày: “Mùa hè hây hẩy gió nồm đông/ Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng/ Lược trúc biếng cài trên mái tóc/ Yếm đào trễ xuống dưới nương long/ Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm/ Một lạch đào nguyên nước chửa thông/ Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt/ Đi thì cũng dở, ở không xong”.

Các bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương được đánh giá là tuyệt bút, bên cạnh tính phong tình, còn là những ý tưởng táo bạo. Trong thơ bà, có thể thấy ý thức phản kháng, cái nhìn đối lập với truyền thống lề lối cũ đang mục rữa.

Có lẽ chính vì sự táo bạo trong các bản thơ Nôm truyền tụng, những giai thoại bao phủ, cuộc đời và con người còn nhiều khoảng mờ bí ẩn quanh Hồ Xuân Hương đã gợi cảm hứng cho nhiều sáng tác về bà ra đời.

Bên cạnh các giai thoại truyền miệng, có nhiều cuốn sách của cả học giả trong và ngoài nước đặt ra các giả thiết về Hồ Xuân Hương, tác phẩm hư cấu với nhân vật Hồ Xuân Hương.

Nhiều tác phẩm mỹ thuật vẽ Hồ Xuân Hương hoặc cảm tác từ thơ Hồ Xuân Hương với hình ảnh người phụ nữ trong trạng thái nude, phồn thực. Điển hình là bộ tranh của danh họa Bùi Xuân Phái minh họa thơ Hồ Xuân Hương. Trong loạt họa phẩm này, các nhân vật nữ đều kh.ỏ.a th.â.n, cảnh â.n .á.i cũng được danh họa thể hiện.

Mới đây nhất, một nhóm bạn trẻ Việt đã đưa Hồ Xuân Hương thành một nhân vật trong game card Sử Hộ Vương. Hình ảnh ban đầu đưa ra cho thấy tạo hình Hồ Xuân Hương quá h.ở h.ang, n.óng b.ỏng đã gây tranh luận, phản ứng dữ dội từ cộng đồng.

sưu tầm

Bình luận Facebook