CHUYỆN VUI VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN

Trong quan niệm của Nguyễn Công Hoan, cái quan trọng nhất đối với một nhà văn chính là tác phẩm. Mọi thứ vinh quang, chức vị… ông đều xem nhẹ và luôn ý thức sao để nó không vướng bận, cản trở việc viết của mình.

Không vướng bận với chức vị và… lời khen

Trong quan niệm của Nguyễn Công Hoan, cái quan trọng nhất đối với một nhà văn chính là tác phẩm. Mọi thứ vinh quang, chức vị… ông đều xem nhẹ và luôn ý thức sao để nó không vướng bận, cản trở việc viết của mình. Chính vì vậy mà khi được anh em tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn, ông gọi là ông “bị bầu làm Chủ tịch…”. Ông từng tâm sự, đại để là từ bé ông quen sống tự do, không thích ăn mặc, nói năng gò bó, “nay làm Chủ tịch một hội quan trọng, là Hội Nhà văn, tôi vui mừng sao được?”.

Để thể hiện nỗi “lo lắng” trước công việc không quen này, ông làm mấy câu “tập Kiều”, ghi vào sổ tay của nhà thơ Mộng Sơn:

Trăm năm trong cõi người ta
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung
Giang hồ quen thói vẫy vùng
Rày xem phỏng đã cam lòng hay chưa

Sau này nhà văn Nguyễn Công Hoan đã kể lại trong hồi ký “Đời viết văn của tôi”: Một lần qua chơi Huế, ông tìm đến ở tạm nhà Hoài Thanh. Buổi chiều, khi đi dạo bên bờ sông Hương, qua hiệu sách Hương Giang (chỗ đầu cầu Tràng Tiền), chợt ông gặp Hải Triều đang ngồi bán sách ở đấy. Thấy ông, Hải Triều mừng rỡ gọi vào chơi, rồi tiện thể nhờ nhà văn cứ mỗi sáng sớm trong thời gian ông còn ở đấy, đến hiệu sách trực tiếp ký tặng những người mua sách của ông, cho bạn đọc được thỏa lòng ngưỡng mộ. Và bởi vậy mà đã xảy ra cái “nghịch cảnh” là trong khi hai nhà phê bình vẫn đang bút chiến với nhau thì nhà văn vẫn chơi bình thường được với cả hai ông.

Theo Chương trình Văn nghệ – VOV2 (Đài TNVN)

Bình luận Facebook