10 nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam
Có thể nói, kho tàng văn học Việt Nam được xây dựng phần lớn là nhờ vào thơ ca, với số lượng phải hàng nghìn bài. Từ thế kỷ thứ X khi Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với thơ Trung Hoa, các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam đã xuất hiện ngày một nhiều. Vậy đâu mới là các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam?
Thơ Việt Nam đã phát triển như thế nào?
Để có được sự hưng thịnh của thơ Nôm, các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam thời bấy giờ đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng niêm luật, bố cục để nhiều học sĩ và nho sĩ dựa theo sáng tác. Thơ Nôm dần thoát ra khỏi quy luật chặt chẽ cân đối mang tính quy phạm của thơ Đường Luật, dần tìm thấy vị thế của mình trong sự phát triển vận động không ngừng của văn học đương đại. Các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam thời bấy giờ có thể kể đến như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay thậm chí là đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
(Tranh họa Bà Huyện Thanh Quan)
Dưới sự vận động không ngừng ấy, thơ Việt Nam tiếp tục phát triển trong bối cảnh văn hóa Á-Âu giao thoa với nhau. Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, thơ ca Việt Nam được tiếp xúc với một làn gió cảm hứng mới, sản sinh ra nhiều nhà thơ nổi tiếng Việt Nam tài giỏi khác nhau. Thơ Mới ra đời, vừa đại diện cho phong trào giải phóng dân tộc, vừa là một tiếng lòng giải phóng tâm hồn người nghệ sĩ, cho phép họ bộc bạch nỗi niềm riêng và ca ngợi chúng. Từ đây, các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam lại tìm thấy một con đường mới cho mình.
Các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam là ai?
Với sự đồ sộ trong kho tàng văn học thơ ca, tác giả thơ có thể nói là lên đến hàng trăm người khác nhau, mỗi người lại có những màu sắc riêng đem đến những chủ đề hiện thực, trữ tình, giản dị khác nhau. Tính riêng phong trào thơ mới, đã có đến 20 nhà thơ khác nhau xuất hiện, chưa kể đến các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam khác đi theo lối văn chương chữ Nôm truyền thống nữa. Có thể nói, con số là nhiều vô kể.
Nhờ vào những đóng góp to lớn cho thơ ca Việt Nam, các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam được nhiều độc giả yêu thương và mến mộ. Bên cạnh 4 nhà thơ nữ của nền văn học trung đại, chúng ta vẫn còn đến 10 cái tên khác, cũng có những cống hiến hết mình cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Tác phẩm của họ đặt ra những cột mốc quan trọng trong sự phát triển không ngừng của thơ ca. Dưới đây là 10 nhà thơ nổi tiếng Việt Nam, trải dài từ thơ chữ Hán cho đến thơ mới hiện đại.
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Du
Tố Hữu
Xuân Diệu
Xuân Quỳnh
Hàn Mặc Tử
Tương Phố
Chế Lan Viên
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, sinh năm 1835 tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông được mệnh danh là một trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam, chứng kiến sự suy tàn của thể chế phong kiến tại Việt Nam.
Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn). Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
Trong các tác phẩm thơ ca nổi tiếng của mình, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với sự biến hóa khôn lường trong cách hành văn. Có thể nói, ông là một trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam có sự linh hoạt giữa các ngôn ngữ khác nhau, giúp cho việc sáng tác của ông cũng linh hoạt, biến hóa như thế. Điển hình là sự chuyển giao luân chuyển giữa chữ Hán và chữ Nôm, hoặc từ chữ Nôm sang chữ Hán, đều được ông thể hiện rất linh hoạt.
Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Bạn đến chơi nhà, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bên cạnh Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem như là một trong những cây đại thụ của nền văn học dân tộc, là những tác gia lớn của văn học Việt Nam. Với số lượng tác phẩm đồ sộ, trải qua rất nhiều biến cố của thời kỳ Lê-Mạc thế kỷ XVI, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại đã có thể phần nào đánh giá sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách toàn diện. Chính nhờ các tác phẩm chữ Nôm của ông, văn học chữ Nôm dần phát triển mạnh mẽ, và đạt đến cực thịnh ở thời đại của Nguyễn Du.
Trong lịch sử phát triển của văn học chữ Nôm, chữ Nôm được xem là chữ mẹ đẻ đầu tiên, tức là ngôn ngữ đầu tiên do người Việt sáng tác. Bắt đầu phát triển từ thời Lý-Trần, thơ ca chữ Nôm bắt đầu phát triển ở thời Lê-Mạc, cùng với sự ra đời của ba tác phẩm tiêu biểu gồm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông cùng các triều thần, và Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa người đọc từng bước “chạm chân vào hiện thực”, tức là nhìn nhận cuộc đời dưới góc nhìn đời thường. Dưới sự ảnh hưởng của Nho Giáo, đạo lý làm người xuất hiện rất nhiều trong thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhất là đạo lý làm con trong gia đình.
Trong bài thơ “Chức phận làm con”, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến những đặc điểm mang đậm tính nho giáo, như “đạo hiếu”, “chữ trung”, “hiếu, trung, nhân, nghĩa”. Với cách hành văn rõ ràng mạch lạc, cùng với cách đặt vấn đề đi thẳng vào trọng tâm, bài thơ “chức phận làm con” đã dạy đủ tất cả những lý lẽ mà một người con nên có, để trọng đạo hiếu và cư xử phải phép với cha mẹ của mình.
Nguyễn Du
Sinh trưởng trong thời kỳ văn học trung đại và thơ chữ Nôm đạt đến cực thịnh, Nguyễn Du là một trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam đã đưa văn học chữ Nôm đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Sinh trưởng cùng thời với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,… Nguyễn Du cũng sử dụng chất liệu đời sống hiện thực để tô vẽ cho tác phẩm của mình.
Được xem là đại thi hào trong lịch sử thơ ca Trung Đại, Nguyễn Du được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Truyện Kiều, một tập thơ lục bát đồ sộ dài 3254 câu thơ, kể về cuộc đời chu du đầy gian truân của một mỹ nhân tên Kiều. Tuy nhiên, điểm đặc biệt khiến thơ của Nguyễn Du trở thành một di sản trong thơ ca Trung Đại, chính là việc ông đã sử dụng lối thơ lục bát, với quy cách gieo vần đậm chất Việt xuyên suốt câu truyện. Khác với các thể thơ Hàn Luật khác, được chuyển thể dựa theo các thể thơ chữ Hán, thơ lục bát là một sản phẩm thuần việt, được phát triển rộng rãi bắt đầu từ thế kỷ XV.
(Tranh họa chị em Thúy Kiều và Thúy Vân)
Qua đó, tác phẩm truyện Kiều không chỉ vén màn một cuộc sống nhiều gian truân đau khổ của một người phụ nữ dưới thời Phong Kiến, ở đó còn là những triết lý nhân sinh và lòng bao dung trước những thói hư tật xấu ở đời. Cái đẹp của truyện Kiều hiện lên vừa đẹp vừa buồn, buồn trước hiện thực tàn khốc nhưng cũng đẹp ở lòng người, đẹp trong những cốt cách cao quý của người phụ nữ.
Tố Hữu
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, bí danh là Lành, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, hiếu học, có truyền thống yêu nước, với sự dìu dắt, chỉ bảo của người cha nên khi vừa tròn 4 tuổi, Tố Hữu đã biết chữ quốc ngữ, lên 6 tuổi, ông được đến trường học lớp nhất. Sớm giác ngộ cách mạng, Tố Hữu đã dùng sự nghiệp văn chương của mình để hỗ trợ và động viên tinh thần cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Có thể nói trong phong trào Thơ Mới, thơ của Tố Hữu để lại dấu ấn sâu sắc bởi những câu thơ của ông có sức mạnh to lớn trong việc thống nhất tinh thần kháng chiến của dân tộc. Chính vì vậy nhắc đến Tố Hữu chính là nhắc đến nhà thơ của nhân dân, nhà thơ của cách mạng và những vần thơ hào hùng.
Xuân Diệu
Nếu Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng, với những vần thơ khích lệ tinh thần chiến sĩ, thì ở Xuân Diệu, thơ của ông là những nét phóng khoáng yêu đời, của một cá nhân đang tận hưởng cảm giác sống và trải nghiệm chính cuộc đời này. Là gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới, đến tận bây giờ Xuân Diệu vẫn là một trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam có giọng thơ riêng không thể hòa lẫn vào đâu được.
Được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất của phong trào Thơ Mới”, tập “Thơ thơ” xuất bản năm 1936 mang âm hưởng của chủ nghĩa tượng trưng trong văn học Pháp, tức là những áng thơ sử dụng trực giác, những hình ảnh và lời thơ xuất hiện từ trong tiềm thức. Ở một khía cạnh nào đó, thơ của Xuân Diệu thật bi quan, tình ái trong thơ ca của ông đau đớn và nhiều trắc trở. Nhưng ở 1 khía cạnh khác, thơ ca của Xuân Diệu tiềm tàng một sức sống âm ỉ, một dòng chảy sự sống thúc giục.
(Không chỉ là một nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới, Xuân Diệu còn là một nhà thơ đồng tính, với nhiều tác phẩm nhắc về những người tình đồng giới của ông)
Đôi khi ở Xuân Diệu, ta bắt gặp nhịp thơ vừa nhanh, vừa dồn dập, nhưng ngay sau đó lại chậm rãi, nhịp điệu bay bổng như 1 bản hòa khúc êm ái. Tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, “Vội vàng” đã bộc lộ lên được sức sống của một con người đang ở tuổi thanh xuân nồng cháy, không thể chịu được hiện thực phũ phàng, mà vội vàng lao ra đời, tận hưởng từng khoảnh khắc tuổi trẻ đang trôi qua.
Thế Lữ
Thế Lữ trước sau vẫn được coi là người cách tân số một của thơ Việt Nam thế kỷ XX. Có ông, thơ Việt yên tâm khép lại cổ điển mà mở vào lãng mạn. Tác giả đã bộc lộ cái tôi của mình một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ qua việc đưa ra một quan niệm mới về nghệ thuật, về con người, về người nghệ sĩ. Đó là cái tôi cá nhân đa dạng, phong phú, nhiều cung bậc; một cái tôi lãng mạn, đầy viên mãn. Và hơn thế nữa, cái tôi ở đây chính là tác giả, là nhà thơ. Cái tôi cá nhân này đã làm thay đổi phạm trù văn học Việt Nam từ trung đại chuyển sang hiện đại.
Thế Lữ đã dám xem cái tôi cá nhân là đối tượng phản ánh nghệ thuật, là chủ thể sáng tạo nghệ thuật để các nhà Thơ mới sau này phát triển những “Âm thanh đầu tiên” của cây đàn thơ này. Cái tôi ấy được đề cao, được xem là trung tâm, tạo nên những sáng tạo mới, những phong cách mới của “Thời đại chữ tôi”. Chính ý thức tự do và khát vọng thành thực đã tạo nên phong cách Thế Lữ trong Thơ mới 1932-1945.
Hàn Mặc Tử
Mặc dù căn bệnh phong cùi đã khiến Hàn Mặc Tử từ trần ở độ tuổi rất trẻ, ông vẫn là một trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam đã để lại nhiều tập thơ trữ tình thơ mộng cho giới văn nghệ sĩ. Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng, văn phong của Hàn Mặc Tử là do ảnh hưởng từ cụ Phan Bội Châu, sinh thời ông và cụ có mối quan hệ thân thiết.
(Chế Lan Viên từng nói, Hàn Mặc Tử giống như một ngôi sao chổi xẹt qua làng văn học hiện đại. Bùng cháy rồi chợt tắt, nhưng cũng đủ để đau thương hóa thành lãng mạn)
Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử, đó là những gì Chế Lan Viên đã nói về thơ ca và di sản của Hàn Mặc Tử. Nghệ thuật thơ ca của Hàn Mặc Tử đưa người đọc vào một thế giới của trí tưởng tượng, nơi mà hiện thực hòa vào hư ảo, không gian và thời gian chỉ là những điểm neo tượng trưng. Những cảm xúc của ông trong thơ ca cứ chầm chậm trôi, như một dòng sông luôn chuyển động. Đến nay, “Đây thôn Vĩ Dạ” vẫn được xem là một trong những bài thơ hay nhất của ông, lôi cuốn người đọc bởi những ẩn ý thâm sâu và cái tình cảm của một tâm hồn văn chương dễ nhạy cảm.
Xuân Quỳnh
Dưới con mắt của Xuân Quỳnh, thơ ca như những câu hát tình yêu. Tuy vậy, trong rất nhiều nhà thơ nam giới đang chiếm ưu thế giữa xu hướng thơ mới, thơ của Xuân Quỳnh trầm ấm, tình cảm và nữ tính đến lạ thường. Thơ ca của Xuân Quỳnh cũng lấy đề tài đời thường, cuộc sống tình cảm, nhưng dưới góc nhìn của phụ nữ, các bài thơ của bà mềm mại, dịu dàng nhưng cũng đau khổ biết bao. Trong những cung bậc cảm xúc ấy, ta thấy hình ảnh người con gái, người mẹ, người vợ hiện lên trong tác phẩm của bà.
(Xuân Quỳnh đã từng được Google vinh danh trên thanh tìm kiếm vào năm 2019)
Có người nói, thơ của Xuân Quỳnh như tự sự kể về một hành trình kiếm tìm tình yêu của người con gái. Từ giai đoạn ngây ngô, lòng nhiều e sợ về tình yêu (bài thơ Sóng), cho đến một người phụ nữ từng trải, biết yêu chính mình và ôm ấp bản thân (bài thơ Tự Hát). Dẫu cho thế nào đi chăng nữa, tác phẩm của Xuân Quỳnh vẫn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, về tình cảm nữ tính đằm thắm ẩn ý trong từng câu thơ.
Chế Lan Viên
Là một trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam có sự chuyển biến rõ rệt trong xu hướng sáng tác, Chế Lan Viên vẫn luôn tìm tòi và mày mò trên con đường sự nghiệp của mình, chuyển mình từ phong cách trường loạn sang phong cách hào hùng, tiếp cận đến nhân dân và đất nước. Cũng với lối viết sáng tạo hình ảnh phong phú, Chế Lan Viên vẫn biết cách lồng ghép biểu tượng, thể hiện chủ đề xuyên suốt, từ chất thời sự sử thi hào hùng, cho đến sự phức tạp của cái tôi.
Chế Lan Viên
Các tác phẩm của ông lấy đề tài thời sự, cái khác ở đây chính là cách ông dẫn dắt câu chuyện. Đôi khi là cách hành văn rất nhẹ nhàng, như những lời thủ thỉ, đôi khi lại bi tráng hào hùng để tả về một giai đoạn tráng lệ trong lịch sử. Sự linh hoạt trong cách hành văn cũng phần nào nói lên được tư duy hùng biện và cái nhìn của ông về thời cuộc, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc cùng chung suy nghĩ.
Tương Phố
Tương Phố chính thức bước vào làng văn từ những năm 1927, 1928 và nổi tiếng qua bài Giọt lệ thu đang trên tạp chí Nam Phong số 131 (tháng 7 năm 1928). Các tác phẩm của bà đã xuất bản (chưa được thống kê đầy đủ), gồm:
– Giọt lệ thu (tập thơ, 1952)
– Mưa gió sông Tương (tập thơ, xuất bản ở Miền Nam năm 1960)
– Trúc mai (truyện dài bằng thơ)
(Hình ảnh Tương Phố. Có thể thấy bà đại diện cho hình ảnh phụ nữ miền Bắc, với áo dài ngũ thân đằm thắm)
Có lẽ Tương Phố là một cái tên không được biết đến nhiều như 8 nhà thơ nổi tiếng Việt Nam bên trên, nhưng những đóng góp của bà vào thơ ca hiện đại được nhiều nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình công nhận là một trong những thành tựu văn chương tiêu biểu của các nhà thơ nữ hiện đại. Vào năm 1928, khi tác phẩm Giọt Lệ Thu được đăng trên văn đàn, Tương Phố đã khơi gợi xu hướng văn học lãng mạn sầu bi trong thời đại văn học Việt Nam hiện đại. Trở thành góa bụa ở tuổi 20, nỗi đau mất chồng đã trở thành cảm hứng, khiến bà trở thành hình tượng tình sầu nhưng vẫn lãng mạn.
sưu tầm