BONG TRÓC PHẤN SON

Người ta bảo, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Đã nhiều lần, tôi hỏi bản thân, vậy khi đôi mắt bị nhuốm đen bởi những hình ảnh bẩn thỉu kia thì liệu rằng tâm hồn có còn trong trắng? Sau hoang mang là sự thích nghi pha chút trơ lì.

***

Mười sáu tuổi. Ngày tôi e dè bước chân vào “hang động” theo giới thiệu của người chị làm nghề bán phấn buôn hương mà tôi quen được trên Facebook, má mì nhìn tôi một lượt từ chân lên đầu rồi xuyên ánh nhìn ở ngay bầu ngực ẩn hiện thấp thoáng sau chiếc áo phông màu hồng khoét cổ chữ “V” sâu hoắm:

– Ngon đấy, nghĩ kỹ chưa?

Tự dưng, tôi cảm thấy hoang mang trước đôi mắt sắc lẹm viền xanh ẩn sau bờ mi giả cong vút trên cái nền phấn trắng như vôi của người đàn bà chừng năm mươi tuổi ấy. Trầm ngâm một lát, tôi mới rụt rè đáp:

– Mong… bà giúp đỡ cháu ạ.

– Con yên tâm – Má mì đưa những ngón tay được tỉa tót cẩn thận lướt qua mái tóc tôi như gảy dây đàn rồi chu cái bờ môi dày cộm màu cherry,vóng vót – Đứa nào vào đây mà chả nên người. Má thương tụi bây như con ruột của má.

Tôi đã bước qua vòng phỏng vấn dễ dàng như nhai kẹo. Má mì có vẻ rất quý tôi. Trong buổi chiều ngày hôm ấy, bà lái ô tô riêng chở tôi dạo quanh thành phố này mua sắm ti tỉ thứ đồ, son phấn, váy vóc, dày dép, trang sức, đủ cả. Mẹ đẻ tôi còn chưa bao giờ chu đáo như thế…

*

Mẹ tôi là một phụ nữ có những ham muốn khác người. Mười lần mẹ dỗi hờn bố thì có đến chín lần xuất phát từ nguyên nhân bố không thể đáp ứng nổi đòi hỏi giường chiếu quái dị của mẹ. Một lần, khi hai người đôi co với nhau, qua khe cửa khép chưa chặt, tôi nhìn thấy mẹ tôi đang nude toàn thân, chì chiết bố: “Anh là thằng đàn ông vô dụng. Hay anh chê tôi rạc rài? Được thôi, anh không làm được thì tôi tự làm cho tôi”. Mẹ cầm một quả dưa chuột… Và tôi đã nhắm mắt sau cảnh tượng đó.

Sau ngày ly hôn bố tôi, bà công khai qua lại với một người đàn ông ngoại quốc gốc Phi trong chính căn nhà mà bố tôi nhường lại khi phân chia tài sản. Người đàn ông lực lưỡng, xăm trổ dọc ngang, ăn mặc bụi bặm và thành thạo tiếng Việt. Mỗi lần đến chơi nhà, hắn ta thường mang đến những đóa hồng tặng mẹ và mấy món đồ chơi nho nhỏ cho tôi kèm theo một nụ cười kỳ bí, ma mị.

Những buổi tối thứ Bảy, trong căn phòng của mẹ luôn phát ra những thứ âm thanh đứt gãy, hỗn hợp to nhỏ thất thường. Tôi còn quá bé để cảm nhận ấy là âm thanh của hạnh phúc hay đau khổ? Nhiều lần đứng ngoài cánh cửa màu trắng khóa chặt, tôi tò mò muốn biết trong phòng đang xảy ra chuyện gì? Nhưng rồi tôi lại lững thững bước về phòng mình cùng nỗi hoài nghi chưa có lời giải đáp. Bởi nếu mẹ bất ngờ mở cửa ra và thấy tôi đang đứng ở vị trí này, thể nào, tôi cũng bị mắng một trận ra trò…

Bằng một chút láu cá, tôi cũng tìm được cách mở ra những bí mật bên trong căn phòng của mẹ mỗi tối thứ Bảy. Buổi sáng Chủ nhật hôm ấy, khi mẹ vắng nhà, tôi lấy búa đập vỡ một ô kính nhỏ của cánh cửa sổ phía sau nhà. Dọn sạch những mảnh vỡ thủy tinh và kéo tấm rèm màu xanh lơ lại, tôi tin chắc mẹ sẽ không để ý đến nó. Hoặc giả mẹ có phát hiện, tôi sẽ đổ lỗi cho bọn trẻ nhà bên chơi đá bóng vô ý làm vỡ. Một ngày… Hai ngày… Sáu ngày trôi qua… Sự tồn tại hay biến mất của ô kính nhỏ, thậm chí là cả khung cửa sổ trong căn phòng ngan ngát mùi hoa hồng ấy cũng không khiến mẹ mảy may vướng bận.

Cuối cùng, cái thứ Bảy tôi hằng chờ đợi cũng tới. Khi cánh cửa phòng của mẹ được khóa bằng một tiếng “tách” chắc chắn, tôi len lén lẻn ra phía sau nhà, chực sẵn bên cửa sổ. Những âm thanh rền rĩ vang lên thôi thúc tôi luồn ngón tay qua ô kính nhỏ, vén nhẹ tấm rèm, đủ để quan sát. Căn phòng nhờ nhợ ánh sáng màn hình ti vi đang chiếu đoạn quảng cáo mì ăn liền. Mẹ tôi đưa đôi bàn tay mảnh mai vồn vã chụp lấy khuôn miệng thâm sì của người đàn ông, như đứa trẻ đói ăn vồ lấy một quả táo, ngấu nghiến. Tôi quay mặt ra ngoài bóng đêm, tim đập nhanh hơn mấy nhịp. Và tôi đã không đủ can đảm để xem những cảnh tiếp theo.

Thường thì trong các bộ phim tôi hay xem, sau cảnh hôn nhau đắm đuối, dồn dập sẽ là cảnh cởi bung những nốt cúc áo và bất thình lình chuyển qua một phân cảnh khác chẳng ăn nhập gì để làm khán giả nuối tiếc hùi hụi. Tôi không định nghĩa được cảm xúc của mình khi nhìn mẹ và người đàn ông ngoại quốc kia khóa môi nhau. Có chút gì đó râm ran như bị một đàn nhện đang bò dọc sống lưng. Rồi rõ nhất là sự tiếc nuối, tiếc nuối vì không đủ can đảm để nhìn vào đó lâu hơn, sâu hơn.

Thứ Bảy rồi loay hoay lại đến thứ Bảy. Tôi đã định chấm dứt cái hành vi rình mò lén lút ấy để chuyên tâm học bài. Nhưng đôi chân đã phản bội tôi. Đôi chân quen đường cũ lại nôn nao lẻn ra đứng bên khung cửa sổ thiếu một ô kính. Trong màn hình ti vi, một cặp nam nữ không mặc quần áo đang quấn riết. Và trên chiếc giường trải ga trắng rải những cánh hồng nhung tan tác, người đàn ông ngoại quốc giật phăng mảnh áo con cuối cùng dính hờ hững trên ngực mẹ tôi rồi làm những điều tương tự trong ti vi như đang thực hiện thao tác copy & paste. Tóc gáy tôi dựng ngược lên. Một đứa con gái mười lăm tuổi lần đầu tiên tận mắt chứng kiến những cảnh tục tĩu ấy, thấy xấu hổ đến tái mặt, nhưng mắt vẫn dán vào thân thể cường tráng vồng lên từng múi cơ săn chắc nhầy nhẫy mồ hôi dập dềnh chuyển động. Đầu tôi đang trôi…

Ám ảnh hay ấn tượng? Dù đã cố nghĩ đến những thứ khác trong sáng hơn nhưng cảnh tượng ấy vẫn cứ ngồn ngộn hiện lên trong đầu tôi mỗi khi tôi trùm chăn, khép mắt lại. Màu da trắng ngần không tì vết quyện hòa với nước da ngăm nâu in những hình xăm nhạy cảm, kỳ dị. Vạt lưng ưỡn cong thách thức. Mái tóc xõa tràn trề. Đôi bàn tay ma thuật. Câu nói tục tĩu. Tiếng rên thẽ thọt… Những hình ảnh và âm thanh hỗn tạp ấy cứ vần đi xoay lại trong đầu tôi như ký sinh trùng bám trong vỏ não. Tôi hoang mang, hoang mang vô cùng..

Lần thứ ba, khi nghe tiếng xe máy người đàn ông ngoại quốc đậu ngoài cổng, trong tôi, một mình bộ não phải đấu tranh với đôi mắt, đôi tay, đôi chân để đi đến quyết định có nên tiếp tục rình rẫm hay không? Ba đấu một. Cái lưỡi công tâm tặc một cái, nốt lần cuối. Và bộ não đành khuất phục. Cảnh tượng lần này hiện lên khiến tôi tởm lợm, suýt nữa thì nôn ra áo. Tôi không ngờ khuôn miệng hình trái tim xinh đẹp của mẹ tôi lại có thể chạm vào một trong những chỗ mà tôi cho là dơ bẩn nhất của loài người. Sau sự tởm lợm là sự khinh bỉ. Rẻ rúng!

Người ta bảo, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Đã nhiều lần, tôi hỏi bản thân, vậy khi đôi mắt bị nhuốm đen bởi những hình ảnh bẩn thỉu kia thì liệu rằng tâm hồn có còn trong trắng? Sau hoang mang là sự thích nghi pha chút trơ lì. Sau sự khinh bỉ mẹ, tôi quay sang hổ thẹn, khinh bỉ chính mình. Tự bao giờ, tôi lại trông chờ ngày thứ Bảy đến vậy. Sẽ còn những điều gì nữa có thể xảy ra trong căn phòng ngập tràn mùi hoa hồng ấy? Tôi không còn nhớ nổi mình đã đứng ở đằng sau khung cửa sổ ấy bao nhiêu lần. Đứng từ khi còn mười lăm cho đến lúc bước sang mười sáu. Đứng từ khi đỏ lựng mặt vì xấu hổ, dựng ngược tóc gáy vì khiếp hãi cho đến khi thấy ươn ướt giữa hai chân. Đứng từ khi ôm cổ tởm lợm cho đến khi khát thèm được nếm thử những thứ mà mẹ tôi vẫn ngửa cổ chờ đợi người đàn ông ngoại quốc thăng hoa trong căn phòng hoa hồng tràn ngập…

Tôi hóa thành một đứa con gái hư hỏng, hư hỏng trong chính ý nghĩ tầm thường, đen tối của mình. Vào một buổi tối thứ Bảy bình thường như những tối thứ Bảy khác, người đàn ông ngoại quốc lại đến và mẹ tôi đi làm vẫn chưa về. Người đàn ông ấy tự bao lâu nay đã xem ngôi nhà này như là nhà của hắn ta. Mở cửa, hắn ta bước vào căn phòng ngan ngát mùi hoa hồng, nằm duỗi chân đợi mẹ. Tôi chủ động mò sang, tỏ vẻ yếu đuối:

– Chú biết mẹ cháu bao giờ về không ạ?

– Mẹ con đang bận nốt một số việc ở bệnh viện.

Mẹ tôi là một y tá, luôn tất bật, bận rộn, đi sớm về khuya từ Chủ nhật đến thứ Sáu hàng tuần. Chỉ thứ Bảy mẹ mới có dịp ở nhà. Nhưng thứ Bảy này, mới sáng ra, tôi đã nhận được mẩu giấy nhớ màu vàng với những dòng chữ loèo khoèo gắn trên cánh cửa tủ quần áo: “Mẹ có việc bận đột xuất ở bệnh viện và chưa biết lúc nào mới về được. Thức ăn nấu sẵn mẹ để ngăn mát tủ lạnh”.

Tôi nũng nịu:

– Cháu sợ ma!

Người đàn ông khoát tôi lại gần hắn ta:

– Ồ! Lại ngồi đây với chú nào. Chú sẽ thay mẹ bảo vệ con.

Áo người đàn ông tỏa ra một mùi hương rất đậm đà và quyến rũ. Càng ngửi, cánh mũi tôi càng giãn ra. Toàn thân tôi nóng lên. Và hắn ta mạnh dạn luồn lách ngón tay như con rắn vào cổ áo tôi. Tôi chẳng đưa tay kháng cự, dù chỉ là giả vờ…

Mãi sau này, khi đã là một con cáo trong “hang động”, tôi mới biết đấy là thứ nước hoa kích dục liều nặng. Giả sử hắn ta không dùng nó, cái đêm thứ Bảy nhập nhòa màu đỏ của máu và hoa hồng ấy, lí trí của tôi có chiến thắng được bản năng thấp kém? Trước một con sói lõi đời, con thỏ nằm trong chiếc hang nông choèn, sớm muộn gì chả bị thịt? Tôi chua chát chấp nhận điều đó.

Khi giặt tấm ga trải giường màu trắng sữa, biết chuyện tôi bị xâm hại, mẹ vẫn tỏ ra hết sức bình thản như thể giọt máu ấy chỉ là hậu quả của một vết xước ngoài da. Mẹ bảo, chỉ có người âm lịch mới đặt nắng vấn đề trinh tiết. Cuộc sống hiện đại bây giờ, đàn ông, đàn bà bình đẳng như nhau, kể cả chuyện giường chiếu. Tôi đã bị mẹ tiêm nhiễm một lối sống phóng khoáng theo kiểu phương Tây. Người đàn ông ngoại quốc phá vỡ quy tắc tối thứ Bảy và đến nhà tôi bất cứ khi nào hắn có nhu cầu. Tôi ngoan ngoãn phục tùng hắn như cái cách giới teen hay nói: không còn gì để mất!
Cho đến một ngày…

Hắn cầm chiếc điện thoại mở cho mẹ con tôi xem một đoạn clip sex mà nữ chính là tôi đang uốn éo như một con chạch sống bị tẩm muối. Gương mặt nam chính đã bị che mờ. Tên khốn nạn ấy đã lén cài camera trong nhà tôi để thực hiện âm mưu thâm độc này. Hắn hét giá năm trăm triệu. Tôi bưng mặt khóc tức tưởi. Mẹ tôi bàng hoàng giật lấy cái điện thoại của hắn, ném vỡ tan tành. Hắn cười ha hả:

– Bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn đi!

– Mày là đồ chó – Mẹ tôi vơ chiếc gối ném vào đầu hắn – Mày cút ngay!

Năm trăm triệu so với mức lương y tá của mẹ tôi là một con số khổng lồ. Vả lại, mẹ còn đang gánh trên lưng món nợ hai trăm triệu vay bạn bè đền bù cho người đàn ông bị chấn thương sọ não sau vụ tai nạn ô tô do mẹ gây ra. Cái nhà đang ở lại không có sổ đỏ. Tất nhiên, mẹ tôi đã chẳng thể xoay xở kịp. Và ngày đó cũng đến, ngày tên tôi trở thành một trong những từ khóa bừng sáng nhất Google. Mặc cảm tội lỗi, mẹ tự nhốt mình trong phòng, không thiết gì ăn uống. Mẹ luôn miệng lầm bầm: “Lỗi tại mẹ! Lỗi tại mẹ!”. Sự suy sụp và ăn năn của mẹ khiến tôi vỡ ra, mẹ vẫn thương tôi một chút. Khóa trang Facebook cá nhân, tôi bỏ học. Đời tôi rơi tự do như một trái bóng…

Khi những cặn bã đã lắng xuống đáy cuộc đời, tôi mở lại Facebook cá nhân. Trong hàng trăm những tin nhắn ném đá tôi nhận được mỗi ngày, có một tin nhắn đồng cảm, từ hộp thoại của một nickname nữ xa lạ: Băng Di.

Chúng tôi nói chuyện với nhau hằng ngày để quên đi nỗi đau. Cả tôi và cô ấy đều âm ỉ mang một vết thương lớn về tinh thần, vết thương không bao giờ liền sẹo. Có lẽ, vết thương của Băng Di lớn hơn khi cô bị chính người cha ruột cưỡng hiếp trong cơn say rượu. Vết thương của tôi một phần lớn do tôi đã quá buông tuồng, dễ dãi. Tôi không trách ai cả, tôi chỉ trách cái dục vọng phần con trong tôi đã đánh gục phần người.

Băng Di là một cô gái có tài xem tướng. Chỉ xem hình avatar, cô đã đoán được thói quen, sở thích, tâm lý của tôi tương đối chính xác. Nhắn tin với Băng Di nhiều, tôi dần quên đi nỗi đau và thấy rằng ở cái Trái Đất hình cầu này, đâu đó vẫn có những người hợp mình, hiểu mình, thương mình như tồn tại một sợi dây vô hình kết nối. Trên trang cá nhân, Băng Di không để lại bất cứ một thông tin nào cả. Tôi không muốn hỏi, cũng chẳng có ý định gọi video qua Messenger để xem mặt mũi Băng Di thế nào. Mối quan hệ của hai chị em chỉ cần bình lặng vậy là quá đủ, buồn thì nhắn tin hỏi thăm nhau, vui thì quên nhau cũng được. Đừng nên ràng buộc gì thêm. Kết thúc những cuộc trò chuyện, trước khi đi ngủ, tôi thích nằm tưởng tượng về Băng Di với vẻ đẹp kiêu sa của một tiên nữ hay sự thánh thiện của một thiên thần. Rồi tôi nhoẻn cười trong bóng tối…

Tôi thực sự bất ngờ khi Băng Di bảo rằng chị làm cave. Từ “CAVE” được chị nhấn mạnh bằng cách viết in hoa toàn bộ. Nghề nghiệp không nói lên nhân cách. Với tôi, Băng Di vẫn là một đóa sen nở trong bùn, thanh tao và diệu khiết. Đã đến lúc tôi nghe chị kể về mình nhiều hơn về cái nghề chị đang dấn thân và không dứt ra nổi. Những đồng tiền kiếm được, chị gói ghém gửi về cho chính người cha đã hãm hiếp mình giờ bị chấn thương sọ não, nằm liệt giường, sau một lần bị ô tô đụng phải. Mẹ chị chết rồi. Chị là con một. Điều xảy ra cũng đã nằm lại dưới lớp bụi quá khứ. Cha chị vì say rượu mới lú lẫn và mù quáng đến mức đó thôi, chứ bình thường, ông nâng niu chị như trứng mỏng. Nay chị không còn ghét cha nữa mà dần thấy thương ông nhiều hơn. Nước mắt tôi vỡ nhòe trên màn hình điện thoại. Tôi chợt nghĩ đến mẹ tôi. Trước những lời bàn ra tán vào xì xào xoi mói của đồng nghiệp, mẹ đã viết đơn xin nghỉ việc. Mẹ ru rú trong phòng, uống rượu cả chai như uống nước lọc. Thi thoảng, lên cơn say, mẹ chửi tôi là đồ vô tích sự, chỉ biết chúi mặt vào màn hình điện thoại. Mẹ gầy rạc, xanh xao, phờ phạc. Mẹ đã thất nghiệp, nếu hai mẹ con cứ quẩn quẩn quanh quanh trong căn nhà này mãi rồi biết lấy gì bỏ vào mồm nói chi chuyện trả nợ? Tôi ngỏ lời với Băng Di:

“Em muốn làm nghề như chị”.

“Đừng em ơi! Em còn trẻ, cố tìm một công việc lương thiện”.

“Em đang cần rất nhiều tiền. Em bằng cấp không, sức khỏe cũng không thì làm nghề gì khác được hở chị?”

“Chị… Chị… không muốn ai giẫm lên vết xe đổ của chị… Ôi, hoàn cảnh của em bây giờ có khác gì chị đâu…”

*

Để trấn an tôi, điều đầu tiên má mì dạy tôi rằng, tiền bẩn hay sạch không quan trọng, cứ không phải tiền giả là được. Đêm đầu tiên chuẩn bị đi làm, tôi được tận tay má mì làm tóc và make up. Đôi tay của má phù phép biến tôi thành một người đẹp thực thụ, sắc sảo, hút hồn và kiều mị. Mặc chiếc váy chấm bi bó sát hở phần ngực mọng mẩy, xỏ chân vào đôi giày cao gót mười lăm phân, theo sự hướng dẫn của má mì, tôi học cách đi đứng ra sao để những đường nét hấp dẫn nhất được phô diễn một cách vừa nóng bỏng, vừa duyên dáng nhằm câu khách dễ dàng. Tôi tiếp thu rất nhanh. Và đêm đó, tôi đã đánh bại bốn đồng nghiệp cùng hàng để lọt vào mắt xanh của một người đàn ông đầu hói, trạc tuổi bố tôi.

Ngay từ lúc tôi cẩn thận chốt lại cửa phòng nhà nghỉ, người đàn ông liếc mắt, tỏ ra là dân chơi chuyên nghiệp:

– Em mới vào nghề hả?

– Dạ vâng!

– Rồi sẽ sành sỏi thôi. Tôi không cần kỹ năng. Chỉ cần nhiệt tình hết mình thì thích gì có nấy.

Gã vầy vò tôi như nhào bột làm bánh bằng những ngón tay đeo nhẫn vàng sáng loáng. Tôi thả lỏng đón nhận những đợt sóng bụng nhão nhoét của gã dềnh lên dập xuống nhanh nhanh, chậm chậm không theo một quy tắc nào cả. Thảng hoặc, tôi vờ cong cớn đôi môi nửa như thách thức, nửa như hưởng ứng. Hai mươi ba phút trôi qua, gã có dấu hiệu tức nước vỡ bờ. Tôi nhanh chóng kết bài bằng một chiêu thức tôi đã học được từ mẹ hồi còn lén lút đứng sau cửa sổ mỗi tối thứ Bảy. Gã mãn nguyện hồng hộc rống lên. Phút giây ấy, tôi thấy cổ họng mình chả khác gì cái ống dẫn thải. Gã thoáng chút ngạc nhiên:

– Thì ra em là con cáo đội lốt thỏ. Anh thích em rồi đấy.
Sau một đêm không tổn hao nhiều sức lực, tôi đã kiếm được món tiền đủ để mẹ con tôi trang trải chi phí sinh hoạt cả tháng. Người đàn ông đầu hói giới thiệu tôi cho những bạn bè trong giới kinh doanh của gã. Tôi liên tục đắt show. “Tàu nhanh”, “tàu chậm” vận hành suốt đêm. Má mì càng ngày càng yêu quý tôi. Bà chăm chút cho tôi từng cọng lông sợi tóc.

Những lúc êm đềm là vậy, còn những khi sóng gió thì cũng không ít chuyện để mà ngẫm ngợi, đớn đau. Cuộc sống này, bất cứ nghề nào cũng đầy rẫy sự cạnh tranh khốc liệt. Có người xông xênh, phóng khoáng thì có kẻ keo kiệt, cò kè. Có người chiều chuộng, thương yêu thì có kẻ ghen ăn, tức ở. Tôi nhiều lần bị khách quỵt tiền. Không ít lần bị chị em đồng nghiệp xát ớt cay vào quần lót hay đổ nước mắm lên váy áo. Những lúc như thế, tôi lại nhắn tin ca thán với Băng Di. Chị động viên tôi cố gắng trả hết nợ cho mẹ rồi dành dụm một khoản tiền nhỏ để chạy trốn khỏi cái nơi nhơ nhuốc ấy. Chị dạy tôi những mánh khóe, những mưu mẹo để đối chọi với bao thị phi có thể ập tới bất thình lình. Và tôi tự nhủ tôi của ngày hôm nay nhất định phải mạnh mẽ hơn tôi của ngày hôm qua. Nhất định!

Mẹ vẫn tưởng tôi làm lễ tân cho một nhà hàng. Mẹ dần bình phục lại khi thấy tôi luôn tươi cười và món nợ trên lưng bà bớt nặng. Con đường tôi đang đi là sai hay đúng? Và nếu mẹ biết tôi bán thân để đổi lấy những đồng tiền tanh tưởi này, bà sẽ phản ứng ra sao?

***

Gương mặt không đẹp nhất, đôi chân không dài nhất, vòng ngực không nóng bỏng nhất, nhưng chính những ngón nghề thành thục đã tạo cho tôi một chỗ đứng vững chắc khó ai lay chuyển. Má mì ngầm PR tôi là hoa khôi của cái “hang động” này. Vì vậy, tên tôi luôn là sự lựa chọn số một của những vị khách VIP khảnh tính. Đêm nay cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Má mì xúng xính chạy lên phòng tôi, vừa cười giòn tan, vừa lanh lảnh nói:

– Mặc bộ quần áo đẹp nhất đi con. Má con ta đêm nay ấm cật rồi. Vị khách super VIP này lâu lắm rồi mới thấy ló mặt quay về đây. Lại còn mang theo ảnh của con nữa chứ.

– Ơ, ai vậy má?

– Tên ông ấy khó nhớ lắm. Con cứ theo má khắc rõ.

Tôi mất năm phút để thay chiếc váy màu thạch thảo mới mua hôm qua. Má mì ân cần nắm tay tôi dắt lên phòng 301, nơi vị khách đang đợi ở đó, như người mẹ đưa con nhỏ đến trường. Cánh cửa mở hé, người đàn ông cởi trần, vấn khăn tắm đang hướng mặt ra phía ngoài cửa sổ hút thuốc lá. Đập vào mắt tôi là hình xăm kỳ dị, nhạy cảm in trên nước da nâu bóng nhẫy. Má mì vừa quay lưng thì tôi lọc cọc gót giày một mạch bỏ chạy về phòng mình. Không hiểu chuyện gì, má mì chạy theo. Đến phòng, bà thở phập phù:

– Con… con sao vậy?

Tôi ngồi sõng soài ra nền nhà, đưa hai ngón tay trỏ di di thái dương, tỏ ra rệu rã:

– Con đau đầu quá… Con muốn nghỉ ngơi…

– Má biết con vất vả, nhưng vì uy tín của chúng ta, con cố lên được không. Bỏ qua show này có mà tiếc cả năm mất.
Bà dùng những lời hay ý đẹp thuyết phục nhưng tôi vẫn kiên quyết lắc đầu từ chối. Bà nanh nọc đổi giọng:

– Chọn nghề này cũng như con chuột sa chân vào tấm keo dính, càng giãy càng nhanh chết.

– Má bắt con phục vụ mười người cũng được, nhưng xin đừng bắt con phục vụ hắn ta?

Má mì chớp chớp đôi mắt nối mi giả dày cộp, nhấn giọng:

– Tao là tao quá ưu ái cho mày rồi đấy. Mày không định kiếm tiền trả nợ cho mẹ mày hay sao?

– Ơ, sao… sao… má biết mẹ con…?

– Chả phải chính mẹ mày đã giới thiệu mày cho tao hay sao?

Ngay lúc đó, cái tên Băng Di hiện lên trong đầu tôi. Người giới thiệu tôi đến đây là Băng Di cơ mà. Băng Di… Băng Di là ai? Mồ hôi tôi túa ra. Hình như cả đôi mắt cũng đang ứa nước. Và tôi cảm nhận được son phấn trên gương mặt mình đang bong tróc từng mảng, loang lổ, nhèm nhòa…

Phan Đức Lộc

Bình luận Facebook