NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI
Đời người như bánh xe luân hồi, sinh lão bệnh tử. Ai rồi cũng trải qua con đường ấy. Nhưng đôi khi, người ta thèm được chết hơn bao giờ hết. Sống mà coi như gánh nặng của con cái thì có lẽ chết sẽ tốt hơn. Đó là suy nghĩ trong đầu chợt lóe lên của bà cụ ở tuổi thất thập cổ lai hy nhưng chưa một lần sống thoải mái, vui vầy bên con cháu.
Bà Hai có mười đứa con, thoạt nghe qua thì nhiều thật. Nhưng sinh con thời buổi chiến tranh loạn lạc thì sống sót còn lại bằng người ta kế hoạch bây giờ.
Đời người như bánh xe luân hồi, sinh lão bệnh tử. Ai rồi cũng trải qua con đường ấy. Nhưng đôi khi, người ta thèm được chết hơn bao giờ hết. Sống mà coi như gánh nặng của con cái thì có lẽ chết sẽ tốt hơn. Đó là suy nghĩ trong đầu chợt lóe lên của bà cụ ở tuổi thất thập cổ lai hy nhưng chưa một lần sống thoải mái, vui vầy bên con cháu. Họ cứ mãi chạy đua với thời gian, tiền bạc, địa vị, danh vọng mà quên mất đi mình còn mẹ già ở quê. Bà cần vòng tay yêu thương của con cháu. Nghĩ đến, bà thấy buồn.
Những ngày nằm trong bệnh viện, bà thấy tủi thân, bà nhớ ông chồng đã hy sinh trong bom đạn ngót ngét đã hơn 30 năm qua. Một mình bà gồng mình nuôi mụn con nên người. Khi còn sống ông bươn chải ngược xuôi nuôi con nuôi cái, chết là hết, tạm dừng trách nhiệm, chỉ còn bà là phải sống. Sống để chứng kiến cảnh con cái bà báo hiếu.
Người xưa có câu nói thật đúng: Nước mắt chảy xuôi chứ có bao giờ chảy ngược. Nhìn vào hoàn cảnh nhà bà mà thấy chạnh lòng. Thằng Hai con lớn nhà bà, từ ngày bỏ gia đình lên Sài Gòn lập nghiệp, hắn bỏ vợ con nheo nhóc ngoài quê, hắn mê mệt người đàn bà khác. Hắn thấy mình có trách nhiệm với cô ta hơn mụn con và cô vợ ở quê. Còn hai cô con gái ở xa nên khi hay tin bà nằm viện cũng chẳng về kịp. Cứ quy chụp trách nhiệm cho thằng Út trong nhà. Vì cậu ấy là người hương hỏa, của cải, tài sản bà để lại cuối cùng sẽ về tay thằng Út.
Từ ngày thằng Út đưa bà vào viện, đã bốn ngày trôi qua chẳng thấy mặt mũi, tâm hơi cậu ấy đâu, trách sao bà không tủi thân, không thừa thải, bà nhận thấy mình như gánh nặng cho con cháu. Hễ nghe tiếng bước chân lẹt đẹt, bà cựa mình nhổm dậy. Lần này, con bà về thật, con Ba, con Tư dẫn cả con gái cùng về, bà định bụng sẽ quát mắng hay giận hờn con nhưng thấy con gái lem nhem bụi đường, tóc tai xơ xác, người gầy trơ, bỗng lòng bà nguội đi cơn giận. Bà thấy xót cho con gái.
Chợt con Ba ào ào lên tiếng: ” Mày yên tâm đi, má chưa chết được đâu, tao đi coi bói rồi.”
Trời bắt đầu trở chiều, họ bảo nhau ai ở lại trong má. Con Ba nhìn sắc mặt ông chồng biểu hiện rõ sự lạnh lùng, ý không đồng ý cô ở lại chăm má. Cô thấy vậy, bao biện phải về trông quán, quán xá không có ai thì mất khách như chơi. Rồi tay cô ấy dúi vào tay bà 2 tở năm trăm ngàn. Miệng cười khanh khách, như thỏa mãn cho cái lòng báo hiếu của mình. Bà cầm tiền trong tay mà nước mắt lưng tròng. Con Tư cũng viện lý do, mai đưa con gái đi học, đóng thêm tiền học phí vậy mà tiền bạc trong nhà trống quơ trống quắc. Nó khóc thút thít bên đầu giường cạnh bà. Bà thương con tội cháu, rút trong bộc ni long ra 1 triệu chìa cho con. Vậy là tối hôm ấy, bà cụ ở một mình trong bệnh viện. Mẹ già bệnh tật mà họ cứ bảo thầy bói coi chưa tới số, dúi vài trăm ngàn vào túi thì cho đó là lòng báo hiếu của con cái với mẹ mình. Bà thấy đau lòng, thấy mệt mỏi như muốn trút đi hơi thở cuối cùng. Sáng hôm sau, bà cụ ra đi thật, bà cũng chẳng kịp chờ mấy đứa con về gặp mặt lần cuối. Cả đời bà hy sinh cho con đến giây phút cuối đời bà cụ cũng chỉ lo con cái thế như con cái lại cho rằng bà là gánh nặng cho họ. Thật buồn và đáng trách.
sưu tầm