Cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Đặc biệt ông nổi tiếng với những bài phóng sự và được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Những tác phẩm của ông góp phần tạo nên diện mạo văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám chịu nhiều chìm nổi.

Cuộc đời Vũ Trọng Phụng

Ông sinh năm 1912, mất năm 1939, quê ở tỉnh Hưng Yên, nhưng được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Vốn xuất thân trong một gia đình nghèo, lại mồ côi cha mẹ từ lúc mới 7 tháng tuổi, mẹ tần tảo nuôi ăn học.
Năm 16 tuổi, sau khi đỗ bằng tiểu học, ông phải thôi học để đi làm kiếm sống. Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goddard, ông bị đuổi và thất nghiệp. Ít lâu sau, ông đánh máy chữ cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai năm sau lại bị đuổi.Từ đó ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

Sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo, một cây bút phóng sự với nhiều bài tiêu biểu. Năm 1930, ông có bài đăng trên Ngọ báo, nhưng lúc này tên tuổi ông chưa thực sự được chú ý trong giới văn học Việt Nam. Mãi đến 1931, vở kịnh Không một tiếng vang ra đời, thì mới bắt đầu gây được sự chú ý của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, khi mà tiểu thuyết đang được thời nở rộ, thì cũng trong vòng 4 năm, ông cho ra đời 4 tác phẩm và cả 4 đều thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng. Đó là tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.

Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”. Phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây.
Nhắc đến cái tên Vũ Trọng Phụng, người ta liên tưởng đến một tài năng trong nhiều lĩnh vực từ sách đến báo. Thế nhưng khi đang ở độ tuổi tài năng nở rộ, ông ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời. Sự ra đi của Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp.
Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát.

S.T

Bình luận Facebook